Bé mọc răng thường không giống nhau hoàn toàn về thời gian vì vậy để xác định trẻ mọc răng tháng thứ mấy chính xác là rất khó.
Những chiếc răng sữa đầu tiên có thể nhú lên trong khoảng 4 – 5 tháng đầu, cũng có trẻ xuất hiện răng sữa ở khoáng tháng thứ 6, nhưng cũng có những chiếc răng “lì lợm” trong khuôn hàm đến khoảng 1 tuổi mới xuất hiện.
Trẻ mọc răng lúc mấy tháng?
Cho dù trẻ mọc răng như thế nào thì cha mẹ đừng lên quá lo lắng khi thấy những trẻ khác đã mọc răng mà con mình chưa thấy gì. Chỉ cần bé mọc răng trong vòng 1 năm đầu đời thì sau này, răng vĩnh viễn của bé vẫn phát triển hoàn toàn bình thường.
Hàm răng sữa của trẻ sẽ có tất cả là 20 răng, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới nhưng rất nhiều cha mẹ còn thắc mắc không biết trẻ mọc răng trên trước hay răng dưới trước hay em bé mọc răng nào trước. Bạn có thể tham khảo về lịch mọc răng cụ thể của bé như sau:
– Thời gian mọc nhóm răng cửa giữa: 5 – 8 tháng tuổi.
– Thời gian mọc răng cửa bên: 7 – 10 tháng tuổi.
– Thời gian mọc 4 răng hàm đầu tiên: 12 – 16 tháng tuổi.
– Thời gian mọc 4 răng nanh: 14 – 20 tháng tuổi.
– Thời gian mọc 4 răng hàm thứ 2: 20 – 32 tháng tuổi.
Bé thường mọc răng dưới trước.
Em bé mọc răng khi nào? Nhìn vào thời gian mọc răng của bé phía trên có thể thấy trẻ mọc răng nào đầu tiên. Bé sẽ mọc răng cửa giữa đầu tiên.
Thông thường, bé sẽ mọc răng hàm dưới trước răng cửa hàm trên nhưng cũng có trường hợp bé mọc răng không theo thứ tự này.
Trong trường hợp bé mọc răng cửa trên trước là trái với thông thường nhưng cha mẹ cũng không cần quá lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình mọc răng ở trẻ sau này.
Mọc răng sớm là biểu hiện rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ độ tuổi trước 6 tháng nên rất nhiều bậc phụ huynh còn lo lắng không biết tại sao trẻ mọc răng sớm và có nguy hiểm không.
Theo các nhà khoa học, bé mọc răng sớm là biểu hiện rất bình thường có thể do di truyền, dinh dưỡng hoặc thể chất của bé.
Có những trẻ đã có răng từ khi sinh ra hoặc mọc răng vào 1 – 2 tháng đầu đời. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá về vấn đề này mà chỉ nên chú trọng vào khi bé mọc răng nên ăn gì để răng mọc không bị dị dạng hoặc trẻ mọc răng vĩnh viễn bị thưa, bị lệch.
Bé mọc răng sớm là tín hiệu tốt.
Bé mọc răng sớm có tốt không? Câu trả lời là theo khoa học thì mọc răng sớm rất tốt. Nó không những không làm ảnh hưởng gì đến trẻ mà còn giúp trẻ ăn dặm sớm hơn, hấp thụ được các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để cao lớn và khỏe mạnh.
Bé mọc răng sớm là điều hoàn toàn tự nhiên nhưng một số quan niệm cho răng bé mọc răng sớm bố mẹ khó làm ăn, vậy có đúng không?
Đây là một quan niệm sai lầm và chỉ là trùng hợp khi một số gia đình có bé mọc răng sớm không gặp vận, kinh tế khó khăn, thậm chí là phá sản.
Thực hư chuyện trẻ mọc răng sớm bố mẹ khó làm ăn?
Nhưng thực tế cũng có nhiều trường hợp bé mọc răng sớm rất tốt cho công danh sự nghiệp của bố mẹ. Bạn không nên đổ lỗi cho một đứa trẻ ngây dại mà không chịu tìm cách để phát triển công việc làm ăn của mình.
Giai đoạn bé mọc răng là vô cùng thiêng liêng và không ảnh hưởng gì đến tiền tài của bố mẹ, mà chính những nỗ lực, cố gắng trong cuộc sống mới giúp gia đình thành công, hạnh phúc.
Trẻ mọc răng có dấu hiệu gì? Bạn có thể dựa vào lịch mọc răng của trẻ đối với từng nhóm răng để xác định xem có phải bé mọc răng muộn hay không.
Nếu ngoài tháng thứ 12 mà bạn vẫn thấy lợi của trẻ hồng hào, không bị sưng tấy, nhất là không có hiện tượng sốt và răng nhú ra ngoài thì đó là khi bé mọc răng chậm quá.
Trẻ mọc răng chậm sẽ làm kéo dài thời gian bú bình của bé điều này là rất xấu. Trẻ sẽ khó ăn nhai các đồ ăn dặm giàu dưỡng chất và tốt cho cơ thể khiến bé bị còi cọc, chậm lớn. Do đó, bé mọc răng muộn cũng dễ ốm vặt hơn bình thường.
Trẻ mọc răng muộn cũng có thể gây ra trẻ mọc răng cửa trên thưa, khấp khểnh.
Trẻ mọc răng chậm có thể do thiếu chất.
Nhưng nếu bé mọc răng muộn mà cơ thể vẫn phát triển khỏe mạnh thì cha mẹ không cần quá lo lắng cho bé mà nên theo dõi cẩn thận và hỏi lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng.
Có nhiều nguyên nhân giải thích tại sao bé mọc răng chậm đó là gen di truyền, chế độ dinh dưỡng và thể chất của trẻ.
– Nếu trẻ mọc răng muộn mà cơ thể vẫn khỏe mạnh thì là do sinh lý và gen di truyền từ gia đình.
– Nếu trẻ mọc răng chậm kèm theo thấp lùn, còi xương, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm thì có thể bé đang thiếu dinh dưỡng để răng phát triển.
– Nếu sau 12 tháng mà răng sữa của trẻ chưa mọc thì có thể là dấu hiệu bất thường, răng mọc ngầm, thiếu răng bẩm sinh, có nang quanh răng,… cần đưa đến bác sĩ để chụp phim và điều trị kịp thời tránh trẻ mọc răng vĩnh viễn bị lệch.
Trẻ mọc răng như thế nào? Bạn sẽ có thể dễ dàng nhận biết được trẻ mọc răng sữa qua những dấu hiệu sau:
Khi trẻ mọc răng có biếng ăn không? Có tới 2/3 trẻ mọc răng sẽ biếng ăn. Bé mọc răng biếng ăn khi nước dãi chảy ra quá nhiều khiến bé bị nổi ban ở vùng da quanh miệng.
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bé không còn hứng thú với việc bú mẹ hay ăn dặm. Một số bé mọc răng sụt cân rõ rệt.
Vậy bé mọc răng biếng ăn bao lâu thì hết? Thông thường trẻ mọc răng lười ăn trong khoảng 8 ngày, bao gồm 4 ngày khi chuẩn bị mọc răng và 4 ngày sau khi răng đã nhú ra khỏi nướu.
Những biểu hiện khi trẻ mọc răng thường gặp.
Trong thời gian này, trẻ mọc răng biếng ăn và không chịu bú bình cũng là điều dễ hiểu. Khi cơ thể khó chịu, những chiếc mầm răng đang nhú lên khiến lợi của bé luôn bứt rứt, ngứa ngáy và muốn cắn cả thế giới. Trẻ thường tìm đến những đồ ăn cứng hơn là bú sữa.
Đây là triệu chứng mà hầu như trẻ mọc răng nào cũng có thể gặp phải và thường khiến cho cha mẹ nhầm lẫn với với tình trạng sốt bệnh lý.
Nhưng nếu bé mọc răng không sốt thì là dấu hiệu đáng mừng bởi cơ thể bé đã có thể chống chọi lại được với dấu hiệu mọc răng, cơ thể bé cũng đỡ mệt mỏi và khó chịu hơn.
(➦ Xem chi tiết: Trẻ sốt mọc răng mấy ngày thì hết? Dấu hiệu bé sốt mọc răng như thế nào?)
4. Trẻ mọc răng quấy khóc
Bạn đã từng trải qua cảm giác mọc răng khôn ở độ tuổi trưởng thành và biết sự khó chịu mà nó gây ra. Việc mọc răng sữa ở bé cũng gần như vậy.
Bé luôn trong tình trạng khó chịu, cáu gắt và hay quấy khóc, nhất là khi cha mẹ thực hiện vệ sinh răng miệng.
Răng sữa mọc lên sẽ làm kích thích dây thần kinh não thứ 5 và làm cho dãi chảy nhiều hơn bình thường. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi các răng mọc đầy đủ trên khuôn hàm.
Khi trẻ mọc răng nổi mẩn đỏ có thể là nước bọt dư thừa chảy xuống cằm, má và cổ và phát ban ở vùng này.
Trẻ mọc răng bị nổi mẩn đỏ quanh miệng.
Tuy nhiên, nếu thấy hiện tượng trẻ phát ban toàn thân thì khả năng cao không phải bé mọc răng bị răng cưa mà là một bệnh lý khác như: sởi, rubella, các bệnh về nấm da,…
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mọc răng bị nhiệt miệng như: phần răng sắc nhọn nhú lên làm tổn thương niêm mạc, mô mềm sau đó chuyển thành nhiệt miệng, bé mọc răng lười ăn trẻ thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết nóng bức, cơ thể trẻ bị nóng phát ban,… khiến bé vô cùng khó chịu.
Bé mọc răng chậm một phần nguyên nhân là do thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm cần thiết và có chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ mọc răng sớm hơn và hạn chế đau đớn, quấy khóc.
→ Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều canxi để bé có hàm răng chắc khỏe, dễ dàng vượt qua lớp nướu phía trên.
Trẻ mọc răng biếng ăn cần bổ sung thêm canxi và một số thực phẩm tốt cho đường ruột.
→ Bổ sung nhiều nước khi trẻ mọc răng bởi giai đoạn này bé chảy dãi rất nhiều, cần cung cấp nhiều nước cho cơ thể.
→ Bổ sung vitamin D3, MK7 để giúp canxi hấp thụ tốt hơn vào cơ thể.
→ Tăng cường các khoáng chất như: magie, bonron, silic, kẽm nano, đồng, mangan để trẻ phát triển chiều cao và cân nặng tối đa.
→ Cung cấp thêm các thành phần để tăng cường hệ miễn dịch cho bé như: sữa non, FOS, đặc biệt với những trẻ mọc răng quấy khóc đêm, biếng ăn, sốt,…
Khi trẻ mọc răng, đặc biệt là có đi kèm triệu chứng sốt thì nhiều bậc phụ huynh khá lo lắng và không biết có nên cho con mình uống thuốc để hạ sốt cũng như làm giảm khó chịu không.
Theo bác sĩ, việc cho trẻ uống thuốc giảm đau hoặc thuốc hạ sốt trong giai đoạn này là hoàn toàn không cần thiết vì sử dụng thuốc nhiều sẽ làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch và khả năng tự chống lại bệnh tật của cơ thể. Nếu bạn sử dụng thuốc không đúng sẽ có thể gây ra những biến chứng hết sức đáng sợ.
Tuy nhiên, nếu trẻ quá khó chịu hay sốt nặng, bạn cũng có thể cho trẻ dùng thuốc nhưng dưới sự hướng dẫn cặn kẽ của bác sĩ. Một số thuốc trẻ có thể dùng như Acetaminophen hay Ibuprofen.
Nên nhớ, tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin, các loại thuốc chứa belladonna và gel bôi chứa benzocaine. Đây đều là những thành phần có hại đối với trẻ em.
Ai cũng biết trẻ mọc răng cần bổ sung canxi và các khoáng chất nhưng không biết cụ thể khi bé mọc răng nên ăn gì là tốt nhất. Vậy hay tham khảo một số thực phẩm mà chúng tôi gợi ý dưới đây:
→ Canxi tốt cho bé mọc răng có trong: trứng, cá, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, hải sản, trái cây, khoai lang, tảo biển,…
→ Các thực phẩm giàu vitamin D3, MK7 bao gồm: cá hồi, dầu gan cá, cá ngừ, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, nấm,…
→ Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: sữa chua, váng sữa, sữa non,…
Trẻ mọc răng lười ăn phải làm sao? Nên sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ trẻ mọc răng tốt nhất.
→ Trẻ mọc răng bỏ bú phải làm sao? Bạn có thể nấu cháo hoặc bột dinh dưỡng và nghiền nhỏ các loại thực phẩm trên để bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho bé.
→ Bé mọc răng ăn gì? Nếu trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, thích gặm mọi thứ thì bạn nên luộc nhừ một số củ quả như cà rốt, su hào, su su để bé ăn thêm.
→ Trường hợp trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao? bạn có thể mua một số vitamin dưới dạng thực phẩm chức năng để bé uống ngoài.
Trẻ mọc răng là một dấu mốc đánh dấu sự phát triển quan trọng của trẻ và cha mẹ hãy đặc biệt chú ý đến em bé mọc răng để có chế độ chăm sóc răng miệng tốt nhất trong trời kì này. Đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của trẻ:
→ Làm sạch nước dãi quanh miệng bé để hạn chế nổi ban ngứa quanh miệng.
→ Giảm đau khi bé mọc răng bằng cách lau miệng và phần lợi răng của bé bằng khăn xô mềm, đặc biệt là sau khi bé bú hoặc ăn dặm xong. Lau nhẹ nhàng để tránh làm cho lợi bé bị tổn thương.
→ Để gần bé những vật mềm đã tiệt trùng, dễ gặm và không thể nuốt vào trong cổ họng gây ngạt cho bé.
→ Tắm cho bé và để bé ngủ nhiều hơn giúp cơ thể dễ chịu hơn phần nào.
Trẻ mọc răng bị tiêu chảy là dấu hiệu bình thường trong giai đoạn này nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Những nhiều người thắc mắc tại sao trẻ mọc răng lại bị đi ngoài?
Sở dĩ bé mọc răng tiêu chảy là do có một loại enzym được phóng ra kết hợp với nước bọt nhiều hơn bình thường sẽ gây hiện tượng tiêu chảy.
Khác với tiêu chảy khi bị rối loạn tiêu hóa, bé mọc răng bị tiêu chảy sẽ đi nhiều lần/ngày, có thể có mùi chua, phân không nhày, không có bọt và máu, màu phân xanh hơn bình thường.
Bé mọc răng đi tướt hay còn gọi là tiêu chảy chỉ trong vài ngày, khoảng 2 ngày sau khi răng bé mọc lên. Tuy nhiên, trẻ mọc răng đi tướt bao lâu sẽ tùy thuộc cơ thể của từng trẻ.
Trẻ mọc răng bị đi ngoài phải làm sao? Nếu bé đi tướt quá lâu thì cha mẹ cần đưa đến kiểm tra bác sĩ để điều trị đúng cách. Song song với đó, cho bé uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất đi và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Trẻ mọc răng bị tướt vài ngày sẽ tự khỏi.
Đa phần bé mọc răng đi tướt nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt bé mọc răng có bị táo bón không. Trẻ mọc răng có biếng ăn khiến cơ thể thiếu nước và thiếu chất. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể tăng cao do trẻ mọc răng bị sốt cũng là nguyên nhân khiến trị mọc răng bị táo bón.
Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần cho bé uống men tiêu hóa và cung cấp thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chỉ 1 – 2 ngày sau là bệnh sẽ hết.
Các em bé mọc răng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sổ mũi mà có thể do nhiễm trùng, cảm cúm. Bé mọc răng sớm khiến cơ thể nhạy cảm hơn, hệ miễn dịch suy giảm dễ bị nhiễm lạnh hoặc lây virus từ môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, giai đoạn này trẻ dễ cáu gắt, khó chịu và xuất hiện những biểu hiện stress khi mọc răng. Trẻ thích cắn gặm các đồ vật xung quanh là môi trường để vi khuẩn tấn công gây sổ mũi.
Trẻ mọc răng có bị ho không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trẻ mọc răng quấy khóc nhiều khiến dịch ở mũi chảy xuống họng gây đờm và viêm họng.
Hoặc có thể do em bé mọc răng chảy nước dãi nhiều gây sặc và ho. Nhưng một nguyên nhân xấu khác là do trẻ bị cảm lạnh với môi trường, nhiễm khuẩn và mắc một số bệnh về đường hô hấp.
Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để chữa đúng bệnh và nhớ hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Nếu bạn cần tư vấn hơn về các dấu hiệu bất thường khi trẻ mọc răng, hãy để lại bình luận xuống phía dưới hoặc gọi điện đến hotline 19006900 để được tư vấn miễn phí!