Răng của con người thường có 3 phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Sún răng là tình trạng thường xảy ra nhất đối với trẻ từ 1- 3 tuổi khi lớp men răng ngoài cùng của trẻ rất mỏng, dễ bị sâu và các tác nhân từ axit ăn mòn khiến răng bị ngắn lại, có màu đen và tiêu dần đi.
Khi răng sún đến phần tủy răng và ngà răng, răng của bé sẽ chuyển màu nâu và đen, bề mặt răng thô ráp, bé thường đau nhức, quấy khóc, thậm chí là cụt toàn bộ hàm răng, chỉ còn phần chân răng dưới lợi.
Bạn có thể tham khảo một số hình sún răng của trẻ dưới đây để biết diễn biến của bệnh răng sún là gì?
Trẻ bị sún răng cửa giai đoạn nhẹ.
Hầu hết các răng cửa đã bị đen và mòn dần.
Cuối cùng, răng sún đen và răng bị mòn
Con gái sún răng cửa dễ thương không? Con gái bị sún răng cửa cười có một chút duyên dáng, dễ thương. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý chúng có thể gây ra rất nhiều tác hại xấu đến trẻ.
Mô tả tình trạng sún răng của trẻ
Để được các chuyên gia Răng Hàm Mặt tư vấn MIỄN PHÍ!
Tại sao trẻ bị sún răng tỉ lệ thường cao hơn so với người lớn? Nguyên nhân sún răng ở trẻ em chủ yếu là do men răng sữa của bé vô cùng mỏng, kết hợp với thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng sai cách dẫn đến tình trạng này.
Men răng là bộ phận cứng chắc nhất của hàm răng giúp bảo vệ ngà răng và tủy răng. Tuy nhiên, men răng sữa của trẻ mỏng hơn nhiều so với của người lớn.
Đặc biệt răng cửa là nhóm răng có tỉ lệ men răng mỏng nhất trong toàn bộ hàm răng, chỉ < 2mm. Chúng dễ bị vi khuẩn và axit ăn mòn nhanh chóng gây sún răng cửa.
Vi khuẩn gây sún răng đặc biệt rất ưa thích tinh bột và đường từ các loại thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt,… mà bé khoái khẩu. Khi được nạp “năng lượng”, vi khuẩn ngày càng phát triển, tiết ra axit để làm mòn răng của bé.
Ăn bánh, ăn kẹo sún răng ở trẻ nhỏ.
Trong sữa cũng chứa chất tinh bột và cặn sữa bám dính trên răng. Thêm vào đó, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ nhất vào ban đêm khiến bé bị sún răng nhiều.
Canxi và flourua là những chất cần thiết giúp men răng chắc khỏe. Tuy nhiên, do bé thiếu chất từ trong bụng mẹ, khẩu phần ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc kem đánh răng chưa đủ hàm lượng flourua cho trẻ là nững nguyên nhân sún răng ở trẻ em.
Tác hại của thuốc kháng sinh Tetracyline, Doxycycline không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng răng của mẹ mà còn khiến răng của bé bị tổn hại, men răng yếu và mỏng hơn.
Không thể loại bỏ sạch mảng bám và vi khuẩn trong miệng là nguyên nhân gây bệnh sún răng ở trẻ nhỏ phổ biến nhất. Ngược lại, đánh răng thường xuyên sẽ giúp trẻ bù đắp men răng cần thiết chống lại tác nhân khiến bé sún răng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân như gen di truyền, bé bị vàng da cũng có thể khiến bé bị mòn men răng.
Nhiều cha mẹ vẫn còn chủ quan khi bé bị sún răng bởi cho rằng trẻ sẽ có răng vĩnh viễn thay thế và tự khỏi bệnh này. Tuy nhiên, những tác hại của bệnh mang lại vô cùng nghiêm trọng.
Trẻ bị sún răng sớm khiến răng của bé bị xỉn màu, ố vàng, hình thể răng ngắn và nhấp nhô,… rất mất thẩm mỹ. Điều này vô tình khiến trẻ bị thiếu tự tin khi cười nói ngay từ nhỏ. Dần dần có thể hình thành tính cách nhút nhát, ngại đám đông.
Răng bị sún lâu ngày có thể ăn đến tủy răng, nơi chứa dây thần kinh cảm giác khiến bé đau nhức dữ dội. Trẻ thường xuyên cáu gắt, khóc nhiều về đêm, hơi thở có mùi, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của cả gia đình.
Những tác hại khôn lường khi trẻ bị sún răng viêm lợi.
Việc đau nhức nhiều khiến trẻ chán ăn. Bên cạnh đó, nếu thức ăn không thể nhai kỹ sẽ dẫn đến đau dạ dày, tiêu hóa kém, bé bị táo bón, sút cân ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ.
Mất răng cửa có thể khiến trẻ nói ngọng, nhất là với những âm cần uốn lưỡi, bật hơi mạnh như: l, n, r, x, s,…
Vi khuẩn tấn công vào chân răng, lợi khiến răng sữa bị phá hủy. Khi mất răng sữa sớm, răng vĩnh viễn sẽ không thể tự định hình vị trí mọc gây tình trạng răng mọc lộn xộn, khấp khểnh.
Hơn nữa, từ những vi khuẩn vẫn còn sót lại trên răng, chúng sẽ tiếp tục tấn công răng vĩnh viễn và khiến chúng bị sâu.
Sún răng ở trẻ có thể khiến răng mọc lệch.
Đừng để sún răng hủy hoại cuộc sống của trẻ
Đăng ký tư vấn ngay để nhận lời khuyên tốt nhất từ chuyên gia
Rất nhiều những tác hại nghiêm trọng mà bạn không ngờ tới nếu bé có những chiếc răng sún. Nếu bạn đang không biết bé bị sún răng phải làm sao, điều trị như thế nào thì có thể tham khảo ngay một số phương pháp dưới đây:
Một số loại thuốc thường được dùng phổ biến hiện nay là thuốc trị sún răng Nhật Dương, thuốc trị sún răng Dạ Thảo Liên,…
Trong đó, thuốc trị sún răng Nhật Dương được đánh giá khá tốt bởi có chứa các thành thần từ tự nhiên như: cây gai tị, hoàng liên, dương xỉ, vỏ xoài,… có tác dụng điều trị sún răng, sâu răng, giảm ê buốt, viêm lợi.
Thuốc trị sún răng Nhật Dương có tốt không? Đây là thuốc đông Y hỗ trợ giảm tình trạng răng sún.
(➥ Xem thêm cách chữa sâu răng TẠI ĐÂY)
Con bị sún răng phải làm sao? Bạn không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị sún răng cho bé bởi có một số tác dụng phụ không mong muốn, khiến răng bị xỉn màu, ố vàng.
Các loại thuốc trị sún răng cho bé chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn gây hại và giảm đau nhức răng cho trẻ chứ không thể làm răng dài hơn hay đổi màu sắc răng thành trắng sáng như ban đầu. Vì vậy, bạn vẫn nên đến nha khoa để được điều trị đúng cách.
Cách tốt nhất để chữa sún răng cho trẻ em là phương pháp hàn trám răng. Ban đầu, bác sĩ sẽ loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, sau đó sử dụng các chất hàn trám nha khoa để tái khoáng lại bề mặt của răng, bù đắp hình thể và màu sắc răng cho trẻ.
Sau khi hàn trám răng sún, bé có thể ăn uống và sinh hoạt hoàn toàn bình thường.
Cách chữa sún răng ở trẻ em bằng phương pháp hàn trám răng.
Với các trường hợp bé bị sún răng cửa đến tận lợi hoặc hỏng hết tủy răng thì nhổ răng sún là cách duy nhất để ngăn chặn bệnh lây lan rộng.
Khi bé bị sún răng sữa, bác sĩ cùng phụ huynh sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình mọc răng vĩnh viễn để có những can thiệp kịp thời, tránh để răng mọc lệch lạc.
CƠ HỘI MIỄN PHÍ NHỔ RĂNG SÚN CHO TRẺ
Duy nhất cho 100 khách hàng đăng ký sớm nhất!
Để tránh trẻ bị sún răng viêm lợi, cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần tuân thủ những quy tắc sau đây:
– Nhắc bé chải răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
– Dùng chỉ nha khoa để xỉa răng sau khi ăn uống.
– Lựa chọn loại kem đánh răng có lượng canxi và flour phù hợp với độ tuổi của trẻ.
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy.
Đánh răng thường xuyên làm giảm nguy cơ bị sún răng.
– Nguồn nước uống cũng nên chứa flour, không sử dụng nước chứa quá nhiều cặn và kim loại.
– Hạn chế ăn các loại bánh, kẹo,… có hàm lượng đường và tinh bột cao.
– Nên ăn các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa vitamin D, canxi và khoáng chất như: cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi, phô mai,…
– Hạn chế cho trẻ bú bình hoặc ăn đêm. Cần xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa, hạn chế ăn vặt nhiều.
Không nên tự ý cho trẻ uống quá nhiều các loại thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ bởi có thể khiến răng của bé chuyển màu.
Điều quan trọng nhất là bạn vẫn nên đưa bé đến nha sĩ thăm khám định kỳ để được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, đồng thời phát hiện sớm những biểu hiện sún răng ở trẻ em để được điều trị sớm.
Em bé bị sún răng là điều mà không ai mong muốn. Hãy trao cho bé nụ cười đẹp ngay từ nhỏ để thắp sáng tương lai, đừng để hàm răng xấu ảnh hưởng bước đường con đi.
Nếu con của bạn có dấu hiệu bị sún răng, đừng ngần ngại đến trực tiếp nha khoa Paris, mọi chi phí thăm khám và tư vấn đều được MIỄN PHÍ hoàn toàn.