Viêm nướu răng là một căn bệnh rất thường gặp hiện nay. Căn bệnh diễn biến khá phức tạp và dễ nhầm lẫn với một số bệnh răng miệng khác. Vì vậy, bạn có thể hình dung rõ hơn bệnh sưng nướu răng qua những hình ảnh dưới đây:
3 giai đoạn của sưng lợi của con người.
Hình ảnh viêm lợi ở giai đoạn đầu.
Viêm nướu răng giai đoạn sau tiến triển nặng hơn, lợi bị sưng đỏ nặng, số lượng răng bị viêm nhiều và bao chùm chân răng.
Sưng nướu răng còn kèm theo chảy máu chân răng.
Giai đoạn nặng hơn viêm nướu răng tiến triển nặng hơn thành viêm nha chu.
Giai đoạn nặng nhất là sưng chân răng, tụt lợi và rụng răng.
Sưng lợi hay còn gọi là sưng nướu răng, viêm lợi, sưng chân răng,…là một dạng bệnh nướu phổ biến gây kích ứng, đỏ và sưng (viêm) nướu của bạn, đặc biệt là một phần của nướu quanh chân răng.
Điều quan trọng là phải nghiêm túc điều trị viêm nướu kịp thời bởi chúng có thể dẫn đến bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn nhiều gọi là viêm nha chu và mất răng.
Bị sưng lợi chân răng không thể coi thường.
Muốn tìm hiểu cách chữa sưng nướu răng hiệu quả thì bạn cần tìm ra nguyên nhân tại sao. Có 4 lý do chính bị sưng lợi ở răng như sau:
Đúng vậy, bị sưng nướu răng do bạn đang mọc răng. Những chiếc răng trong giai đoạn mọc làm căng phần nướu gần răng hàm, khiến nó bị sưng tấy, đỏ rực.
Cảm giác này chỉ sau vài ngày sẽ biến mất, nhưng mỗi khi chiếc răng nhú lên sẽ là một lần đau cho đến khi răng trồi ra khỏi nướu của bạn.
Khi các răng mọc ngầm, mọc lệch đâm vào răng bên cạnh, khiến vùng nướu ở đây sưng tấy. Người bệnh sẽ bị đau nướu răng kéo dài đến khi bạn tìm được cách chữa sưng nướu răng hiệu quả.
Mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng nướu răng.
Viêm nướu răng là tình trạng hay xảy ra do răng bị lợi trùm hoặc mọc lệch tạo điều kiện cho thức ăn giắt vào.
Vị trí sưng nướu răng cùng rất khó để làm sạch, lâu ngày vi khuẩn phân hủy thức ăn, đồng thời sản sinh ra các độc tố gây hại cho vùng nướu. Lợi ở răng sẽ sưng đỏ, đau nhức, ấn vào còn chảy máu, chảy mủ.
Trong trường hợp không thấy có mầm răng khôn thì rất có thể do nướu bị chấn thương, răng hàm trên tống hết thức ăn xuống răng, nướu bên dưới để thực hiện quá trình nghiền nát thức ăn, khiến phần nướu răng khôn bị tổn thương.
Đồng thời do bị thức ăn cứng chà sát liên tục gây nên tình trạng sưng nướu răng khôn trong cùng và đau nhức nướu thường xuyên.
Tùy vào từng độ tuổi trẻ bị viêm nướu răng uống thuốc gì sẽ có chỉ định riêng của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc trị viêm lợi như Xanh methylen, thuốc Ceelin, Kamistad và vitamin C để giúp nướu chắc khỏe.
Vậy khi sưng lợi có mủ uống thuốc gì? Hầu hết bạn sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh để làm giảm đau, tiêu sưng như: metronidazole, amoxicillin,…
Cho dù bạn sưng lợi uống thuốc gì thì cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
Sưng lợi hàm dưới trong cùng là biểu hiện rất thường gặp khi bạn ở độ tuổi 17 – 25. Thực chất đây là tình trạng răng khôn (răng số 8) đang mọc khiến lợi bị phồng lên.
Nếu răng khôn mọc lệch, viêm nhiễm bạn có thể kèm theo đau đớn, sưng tẩy đỏ, viêm nướu răng có mủ,…
Hiện tượng sưng nướu này có thể diễn ra kéo dài 1 – 2 năm bởi răng khôn thường mọc rất chậm, chu kỳ 1 tháng bạn sẽ bị sưng lợi và đau 1 lần.
Bị sưng nướu răng giai đoạn đầu không đau và không gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Nó chỉ khiến người bệnh khó chịu khi ăn uống. Hoạt động giao tiếp bị cản trở khi vừng nướu mọc răng bị tê cứng, khó mở miệng. Khẩu vị ăn uống hàng ngày cũng bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi không có tinh thần làm việc.
Tuy nhiên, sau một thời gian khi ăn uống thức ăn sẽ giắt vào khe hở giữa răng khôn và răng hàm gây hôi miệng, sâu răng. Các vấn đề xung quanh vùng nướu ở răng khôn sẽ lây lan ra má, cổ họng, tai.
Hậu quả của nướu răng bị sưng vô cùng nguy hiểm.
Đặc biệt là người bệnh có dấu hiệu bị viêm lợi trùm răng khôn. Viêm nướu răng có nguy hiểm không? Bệnh lý này khá nguy hiểm, nếu bạn không điều trị sớm thì tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan sang răng bên cạnh, hoặc chuyển biến xấu thành áp xe răng. Nếu không được chữa sưng nướu răng đúng cách có thể gây mất răng vĩnh viễn.
Sưng lợi kiêng ăn gì?
Nhưng thực phẩm cần kiêng khi sưng lợi bao gồm:
Sưng lợi nên ăn gì?
Ít ai biết, sưng nướu chân răng còn kèm theo rất nhiều biểu hiện phức tạp khác mà bạn cần đề phòng, cụ thể như sau:
Đây là một biến chứng nguy hiểm của sưng lợi. Khi viêm nướu răng, sẽ để lại một khoảng hở khiến thức ăn lọt vào và vi khuẩn tấn công bên trong khiến nướu răng bị sưng phồng và tạo thành những mủ màu trắng. Khi ấn vào có thể bị vỡ và chảy mủ ra ngoài.
Đây là trường hợp nướu răng sưng quá to và quá đau tại khu vực răng hàm của bệnh nhân. Hiện tượng nổi hạch là phản ứng của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh tấn công. Khi bị sưng nướu răng và nổi hạch, bệnh nhân khó có thể cử động hàm và giao tiếp bình thường.
Sưng nướu răng hàm dưới gây sưng hạch, co cứng hàm.
Bệnh có thể gây đau đớn dữ dội, nướu bị sưng đỏ và chảy máu khi có tác động từ bên ngoài như va đập, đánh răng, thậm chí ấn tay vào lợi.
Ngoài ra, bệnh sưng lợi còn gây ra hiện tượng hôi miệng, xuất hiện những lớp màng màu xám trên nướu, đau đầu, sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu,…
Trường hợp trẻ sơ sinh bị sưng nướu răng có thể do bện nhiễm trùng cấp tính do vi rút Herpes single tuýp 1 tấn công khiến loét niêm mạc, viêm niêm mạc miệng,… Bạn có thể dụng gạc quấn quanh lưỡi để rửa qua bằng nước muối ấm cho trẻ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc trị viêm nướu dành riêng cho từng độ tuổi của trẻ hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bạn đang mang thai và gặp khó khăn với tình trạng viêm nướu răng. Đừng lo, hãy áp dụng những cách chữa sưng nướu tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên như sau:
❶ Chữa sưng nướu răng khôn bằng nước muối ấm
Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt và được các chuyên gia khuyên bạn nên dùng khi bị viêm răng.
Bà bầu bị sưng lợi phải làm sao?
Hòa tan 1/2 muỗng cà phê muối với 100ml nước ấm. Sau đó dùng hỗn hợp này ngậm và sức miệng trong 5 phút. Hãy súc miệng liên tục khoảng 3 lần sẽ có công dụng giảm sưng tấy rất hiệu quả.
❷ Mẹo giảm sứng nướu răng bằng tỏi
Bạn hoàn toàn có thể chữa sưng nướu răng trong cùng bằng tỏi – gia vị quen thuộc trong căn bếp. Giã nát vài tép tỏi, rồi trộn với một vài hạt muối.
Sau đó đắp lên vị trí bị sưng nướu trong 15 – 20 phút. Bạn có thể súc miệng lại với nước muối ấm để hỗ trợ giảm sưng và khử mùi hôi của tỏi.
❸ Điều trị viêm nướu răng khôn bằng túi trà lọc
Túi trà lọc có chứa trà xanh và các thảo dược thiên nhiên sấy khô không chỉ có mùi thơm nhẹ làm mê luyến người uống, mà sau khi sử dụng bạn có thể để lại để điều trị sưng nướu răng khôn tại nhà.
Hãy đợi túi trà lọc nguội dần nhưng vẫn còn ngấm, đặt lên vị trí bị sưng trong 20 phút. Các tinh chất trà xanh xoa dịu cơn sưng hiệu quả nhanh chóng tại nhà.
Nếu bạn không biết bị viêm nướu răng phải làm sao, điều bạn cần làm trước tiên đó là đến trực tiếp địa chỉ nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán, tìm ra nguyên nhân sưng nướu răng và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Các bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện cụ thể để đưa ra cách trị sưng nướu răng phù hợp:
❶ Nếu sưng nướu răng do sâu răng thì bạn nên đến nha sĩ để được hàn trám răng sâu và vệ sinh răng miệng đúng cách.
❷ Khi viêm nướu răng do các bệnh nha chu thì cần được vệ sinh và lấy cao răng cùng với điều trị nha chu triệt để. Trong trường hợp nặng sưng chân răng đã tụt lợi thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép lợi để giữ chắc chân răng cho bạn.
Bị sưng nướu răng và các bệnh nha chu có thể điều trị triệt để tại nha khoa.
❸ Nếu bạn vẫn đang trong giai đoạn mọc răng và chưa bị viêm nhiễm gì cả thì chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và uống thuốc kháng sinh giảm đau.
❹ Nếu răng khôn của bạn mọc thẳng nhưng bị lợi trùm thì bác sĩ sẽ cắt lợi trùm để răng tiếp tục mọc lên bình thường.
Đồng thời kết hợp với việc đó, sau khi cắt trùm lợi bạn cần phải lưu ý hơn, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nếu có và làm theo đúng như những gì bác sĩ căn dặn để không bị viêm nhiễm.
❺ Trong trường hợp sưng nướu răng khôn, chiếc răng khôn có hướng mọc lệch, ngầm hay chỉa ra má… thì cách tốt nhất là nên nhổ răng, loại bỏ mầm bệnh càng sớm càng tốt. Bởi trên thực tế, chiếc răng khôn không có chức năng đảm bảo ăn nhai nên việc nhổ răng khôn không ảnh hưởng gì đến quá trình ăn nhai hàng ngày.
Việc bị sưng lợi răng khôn thì càng phải được điều trị sớm và với những kỹ thuật nhổ răng khôn hiện đại như ngày nay bạn không cần phải lo lắng nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không.
Hiện nay, nhổ răng khôn đã không còn nguy hiểm như xưa, vì đã có công nghệ nhổ răng khôn siêu âm Piezotome đến từ Hoa Kỳ. Piezotome sẽ làm đứt dây chằng nha chu với sóng siêu âm lạnh. Nhổ răng bằng máy siêu âm không đau, tạo vết thương nhỏ giúp nhanh liền thương.
Trước khi tiến hành nhổ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, vì vậy mà toàn bộ quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng và không có cảm giác đau nhức gì cả. Nha khoa Paris đang áp dụng công nghệ này và đạt được những hiệu quả bất ngờ.
>>> Xem VIDEO Sưng nướu răng khôn điều trị chỉ trong 2 phút tại nha khoa Paris <<<
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, nhổ răng hiện không còn đau đớn như mọi người vẫn nghĩ. Hãy loại bỏ tình trạng viêm nướu răng bằng cách tới nha khoa Paris.
Nếu còn bất kì thắc mắc nào bạn hãy để lại bình luận theo FORM MẪU bên dưới hoặc gọi trực tiếp 19006900 để nhận tư vấn miễn phí!