Bông tự tiêu khi nhổ răng là vật liệu được dùng khá phổ biến trong y khoa. Đây là vật có hình dạng tương tự như miếng bông gòn nhỏ, đã được tiệt trùng và được bác sĩ đặt vào vị trí vừa nhổ răng để lấp đầy khoảng trống để lại sau khi răng được nhổ bỏ.
Bông sẽ không gây kích ứng cho khoang miệng hay cơ thể và sẽ tự tiêu biến (mất dần đi) sau khoảng từ 5 – 7 ngày nếu không phát sinh vấn đề gì.
Bông tự tiêu khi nhổ răng có hình dạng giống như miếng bông gòn nhỏ
Rất nhiều người gọi bông tự tiêu khi nhổ răng là thuốc cầm máu. Tên gọi này gắn liền với một phần chức năng (công dụng) của nó. Vật liệu này có những tác dụng sau:
➤ Ngăn chặn máu chảy nhiều sau khi nhổ răng
➤ Giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn
➤ Đẩy nhanh quá trình liền thương sau khi nhổ răng.
➤ Bảo vệ và ngăn không cho vi khuẩn, mảng bám thức ăn thừa mắc vào lỗ trống sau nhổ răng.
Sau khi đặt vào lỗ trống vừa nhổ răng, bông tự tiêu khi nhổ răng có thể rất dễ dàng rơi ra ngoài, đặc biệt ở vị trí nhổ răng khôn. Tình trạng này xuất hiện sau khoảng 2 – 3 ngày sau khi đặt vì nhiều nguyên nhân như:
➤ Người bệnh dùng lưỡi hoặc tay chạm vào
➤ Súc miệng hoặc chải răng quá mạnh.
➤ Cục bông tiêu biến dần nên nhỏ lại so với vết thương và rơi ra ngoài.
Việc xúc miệng quá mạnh có thể làm rơi bông ra ngoài
[screen]
Trong trường hợp bông tự tiêu khi nhổ răng bị rơi ra ngoài, bạn cũng không cần quá lo lắng. Nếu xảy ra trường hợp này, bạn cần chú ý những điều sau:
➤ Súc miệng và chải răng thật nhẹ nhàng, việc ăn uống cũng nên thận trọng, tránh nhai phía bên răng nhổ để hạn chế mảng bám đọng lại trong hốc răng.
➤ Trong một số trường hợp, bông rơi ra sẽ còn dính lại một chút vụn bông trong lỗ răng, bạn cần gắp sạch những mảng vụn đó ra ngoài, thật lưu ý đến vấn đề đảm bảo vệ sinh trong khi gắp bông.
➤ Nếu máu vẫn còn rỉ ra ở vết thương, bạn có thể thực hiện cắn chặt bông gạc trong khoảng 15 – 20 phút để cầm máu.
Thực hiện cắn chặt bông gòn nếu răng vẫn còn rỉ máu sau khi bông rơi ra ngoài
Ngoài ra, một số trường hợp như bông không tự tiêu (trên 10 ngày) hay xuất hiện triệu chứng khác lạ (hôi miệng, đau nhức kéo dài, sưng tấy, có mủ…) bạn cần đến bác sĩ để thực hiện thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời trước khi nó gây ra biến chứng nguy hiểm
[screen]
Bông tự tiêu khi nhổ răng thường được bác sĩ đặt trong trường hợp nhổ răng khôn hoặc các răng khác ở thế mọc khó, vết thương hở lớn. Tuy nhiên, do bông rất dễ rơi ra ngoài nên bác sĩ thường chỉ định khâu lại vết thương sau khi nhổ răng.
Việc khâu vết thương sẽ giúp quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn, ngăn chặn được tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn và không bị đứt hay làm lộ vết thương như đối với bông tự tiêu (trong trường hợp bị rơi ra ngoài).
Nếu bạn cần thêm những thông tin liên quan đến bông tự tiêu khi nhổ răng hay về thao tác nhổ răng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới, các bác sĩ nha khoa sẽ liên hệ lại và tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn trong thời gian sớm nhất!