- Nhổ răng sâu khi mang thai NÊN hay KHÔNG? Bà bầu nên cân nhắc
- Cách điều trị răng sâu bị vỡ lỡn & chảy máu HIỆU QUẢ Triệt Để
- Quy trình nhổ răng sâu theo tiêu chuẩn quốc tế an toàn nhất
- Răng khôn bị sâu phải làm sao? Chuyên gia tư vấn
- Cách nhổ răng sữa bị sâu Nhẹ Nhàng – Đảm Bảo an toàn nhất cho trẻ em
- Cách điều trị răng hàm sâu răng Hiệu Quả tốt nhất năm
Mục lục bài viết
I – Răng số 7 là răng nào?
1. Vị trí răng số 7
Răng số 7 hay còn gọi là răng cối lớn thứ 2, răng nhai, răng hàm thứ hai. Vị trí răng số 7 là nằm giữa răng số 6 và răng số 8 (răng khôn).
Vị trí của răng số 7
Răng số 7 nằm ở vị trí thứ 7 tính từ răng cửa chính (nằm thẳng đường nhân trung và sống mũi của bạn) đếm ngược vào trong hàm.
Răng hàm số 7 có chức năng chính là nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống thực quản.
2. Răng số 7 có mấy chân và mấy ống tủy?
Răng số 7 hàm trên thường có 3 chân, hàm dưới thì có 2 chân. Chiếc răng này thuộc top răng nhiều chân và có từ 3 ống tủy trở lên.
Răng số 7 có 3 ống tủy.
(➦ Xem thêm: Răng số 6 có mấy ống tủy? Có mấy chân?)
3. Răng số 7 mọc khi nào?
Khi trẻ được 12 – 13 tuổi thì thay răng sữa và bắt đầu mọc răng số 7. Mỗi người sẽ có tối đa 4 chiếc răng hàm số 7, 2 cái hàm dưới và 2 cái hàm trên.
II – Cách điều trị răng số 7 tốt nhất cho từng trường hợp
Vì chịu áp lực lớn từ việc ăn nhai hàng ngày mà răng số 7 rất dễ bị sâu, bị áp xe răng và một số biểu hiện khác. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng cần phải nhổ bỏ răng cối, bạn có thể tham khảo các biện pháp khắc phục như sau:
Trường hợp 1: Chữa tủy răng số 7 cho răng bị sâu, viêm
Khi răng số 7 bị sâu nhẹ, bác sĩ sẽ dùng mọi biện pháp để giữ lại răng cho bạn như hàn trám hoặc bọc răng sứ.
Trường hợp viêm tủy răng số 7 nặng hoặc sâu răng đến tủy, các bác sĩ buộc phải lấy tủy răng số 7 bị viêm hoặc rút sạch tủy sau đó bọc răng sứ ra ngoài để đảm bảo chức năng ăn nhai của hàm răng.
Chữa tủy răng số 7 là cách để hạn chế nhổ răng.
Trường hợp 2: Răng số 7 bị lung lay phải làm sao?
Khi răng số 7 lung lay nhẹ do va đập hoặc trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho răng nướu như: hành tây, sữa, phô mai, rau xanh, trứng, sữa,…
Nếu răng số 7 bị lung lay do bệnh nha chu cần chữa triệt để bệnh để nướu chắc khỏe và níu giữ răng tốt nhất.
Răng số 7 bị lung lay không nhất thiết phải nhổ.
Trường hợp 3. Áp xe răng số 7 có nên nhổ không?
Áp xe răng số 7 là một dạng biến chứng mủ viêm ở chân răng. Để chữa trị bệnh này, bác sĩ sẽ loại sạch mủ viêm, vệ sinh răng miệng hoặc có thể lấy tủy răng số 7 ở giai đoạn nặng hơn.
Nếu mủ viêm đã quá nặng gây hỏng răng cần phải nhổ răng để không lây lan sác các răng bên cạnh.
Trường hợp 4. Chữa răng số 7 bị vỡ
Răng số 7 bị vỡ hay sứt mẻ thì việc phục hình lại rất đơn giản bằng cách hàn trám kim loại hoặc hàn trám thẩm mỹ.
Nếu bạn muốn chắc chắn và giữ được lâu dài có thể lựa chọn bọc răng sứ để bảo vệ răng gốc và vẫn có thể ăn uống bình thường.
Răng sô 7 bị vỡ có thể hàn trám hoặc bọc răng sứ.
Trường hợp 5. Lợi trùm răng số 7 nên làm gì?
Lợi trùm răng số 7 có thể do lợi và răng bị viêm hoặc do răng số 7 mọc lệch lạc kèm theo vi khuẩn răng miệng tấn công.
Do đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách loại bỏ hết ổ viêm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ là phẫu thuật cắt lợi trùm để răng mọc bình thường.
Trường hợp 6: Răng số 7 mọc lệch phải làm sao?
Răng số 7 mọc lệch không cần thiết phải nhổ. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên niềng răng hoặc chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí.
Nếu không đủ chỗ trống để dịch chuyển răng, bác sĩ có thể nhổ răng số 4 bởi răng này không có chức năng ăn nhai quan trọng như răng số 7.
Chia sẻ tình trạng răng số 7 của bạn để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn miễn phí!

III – Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Có nên nhổ không?
Có nên nhổ răng số 7 không là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc bởi răng số 7 là chiếc răng có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý. Thêm vào đó, chúng nằm sâu bên trong hàm rất khó vệ sinh và phát hiện bệnh.
Do chiếc răng này có chức năng ăn nhai chính nên bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giữ lại bằng mọi cách. Tuy nhiên, có nên nhổ răng răng số 7 không phụ thuộc vào tình trạng của chiếc răng.
Nhổ răng số 7 chỉ được chỉ định, dựa theo mức độ bệnh lý như sau:
– Sâu răng hàm số 7 hàm dưới, hàm trên nên nhổ khi tỷ lệ răng vỡ mẻ lớn, chỉ còn sót lại chân răng và vi khuẩn đã lây lan tới vùng tủy gây viêm nhiễm nặng.
– Răng hàm số 7 đã lấy tủy, sau một thời gian bị sừng hóa thì nhổ bỏ là tốt nhất.
– Răng số 7 bị áp xe gây đau nhức dữ dội, có nguy cơ lây lan tới tai, cổ và các răng bên cạnh.
– Răng bị lung lay nặng, không thể phục hồi bằng các biện pháp phẫu thuật ghép vạt nướu.
Các trường hợp được chỉ định nhổ răng
→ Vậy nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Cũng như các vị trí răng khác thì tiểu phẫu nhổ răng luôn khiến người dân lo lắng sẽ có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe.
Thực chất, nhổ răng số 7 có nguy hiểm không hay có ảnh hưởng gì không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe của bệnh nhân, tay nghề bác sĩ, chất lượng phòng khám và đặc biệt là công nghệ (dụng cụ, kỹ thuật) nhổ răng là gì.
Nhổ răng số 7 không phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ.
Ngày xưa khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì nhổ răng an toàn không hoàn toàn dựa vào kỹ thuật của bác sĩ.
Bởi vì, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để bẩy chân răng đến khi nào lung lay thì thôi. Kỹ thuật thô sơ này có thể gây ra rất nhiều bến chứng như chảy máu kéo dài, sòn sót chân răng, viêm nhiễm hậu phẫu,..
Còn ngày nay, nha khoa Paris đang áp dụng công nghệ nhổ răng hàm bằng máy siêu âm Piezotome hiện đại, giúp loại bỏ răng bệnh nhanh chóng và an toàn.
Piezotome sử dụng đầu mũi khoan siêu mỏng, siêu nhỏ, rồi chiếu sóng siêu âm cao tần cắt đứt dây chằng nha chu khiến răng lung lay chỉ sau vài phút.
>>> Xem VIDEO để biết nhổ răng số 7 có nguy hiểm không <<<
VIDEO nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Click ngay!!
Kỹ thuật nhổ này tiết kiệm thời gian, công sức cho bác sĩ và cũng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Vì vậy, nhổ răng số 7 có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật nhổ răng tại địa chỉ bạn chọn.
Đặt lịch nhổ răng với chuyên gia 20 năm kinh nghiệm
Nhổ răng chỉ 5 phút – không đau – không biến chứng!!

IV – Nhổ răng hàm số 7 – Những điều cần biết
#1. Sau khi nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?
Sau khi nhổ răng số 7, việc trồng lại răng là rất cần thiết bởi nếu mất răng lâu ngày có thể khiến bạn bị tiêu xương hàm, răng bị xô lệch, nghiêm trọng hơn là giảm trí nhớ, hóp má, méo mặt và trông già đi rõ rệt.
Việc trồng răng số 7 lại giúp ăn nhai bình thường, cơ miệng hoạt động linh hoạt sẽ khiến da săn chắc và hồng hào trở lại.
#2. Trồng răng số 7 hết bao nhiêu tiền?
Trồng răng số 7 bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào từng nha khoa. Riêng tại nha khoa Paris, giá trồng răng số 7 dao động từ 16.000.000 đồng – 35.000.000 đồng tùy từng loại trụ.
Ngoài ra, khách hàng có cơ hội hưởng ưu đãi tới 20% và miễn phí 1 mão răng trên Implant nếu đăng ký sớm tại nha khoa.
Trồng răng số 7 bao nhiêu tiền?
#3. Nhổ răng số 7 có đau không?
Nhổ răng số 7 có đau không thì câu trả lời là không nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Tại nha khoa Paris, nhổ răng số 7 được ứng dụng công nghệ gây tê hiện đại dưới 3 dạng: tiêm, xịt và bôi có thể kiểm soát số lượng thuốc tê phù hợp đảm bảo an toàn và không gây đau đớn cho bệnh nhân trong suốt quá trình nhổ răng.
Ngoài ra, nhổ răng số 7 chỉ tác động đến mô cứng mà không xâm tấn nhiều đến nướu và lưỡi nên khi hết thuốc tê, bệnh nhân cũng không cảm thấy đau đớn nhiều.
#4. Nhổ răng số 7 có ảnh hưởng gì không?
Như đã trả lời trong phần nhổ răng số 7 có nguy hiểm không, nhổ răng số 7 không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và răng miệng của bệnh nhân với công nghệ nhổ răng Piezotome hiện đại.
Công nghệ siêu âm sẽ làm lỏng ổ cắm răng và nhấc răng ra nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến dây thần kinh hay nướu răng.
Nhổ răng số 7 không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau khi nhổ răng số 7 bạn sẽ thấy hơi bất tiện trong việc ăn uống bởi để lại lỗ trống trên răng. Nhưng khi bạn trồng lại răng số 7 thì việc ăn nhai sẽ tốt trở lại.
#5. Nhổ răng số 7 bao lâu thì lành?
Tùy vào khả năng hồi phục vết thương của từng người mà thời gian lành thương cũng khác nhau. Theo bác sĩ nha khoa Paris thì nhổ răng số 7 với công nghệ siêu âm thì sau 3 – 5 ngày thì vết thương bắt đầu liền lại.
Do chân răng hàm khá lớn nên thời gian lành cũng lâu hơn các răng khác. Chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sĩ về vấn đề nhổ răng kiêng ăn gì, nên ăn gì, nên làm gì thì rất nhanh.
#6. Chi phí nhổ răng số 7 hàm dưới/hàm trên bao nhiêu?
Giá nhổ răng hàm số 7 giữa mỗi nha khoa sẽ có sự chênh lệch nhất định. Nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền hay hàm trên hết bao nhiêu tiền thì giá cũng tương đương khoảng 1.000.000 đồng/1 răng mà chưa bao gồm khuyến mại.
Nhổ răng số 7 hàm dưới bao nhiêu tiền tại nha khoa Paris.
Trong những dịp lễ đặc biệt, nha khoa Paris vẫn có những ưu đãi hấp dẫn cho dịch vụ nhổ răng, bnaj có thể theo dõi tại trang web này hoặc trên fanpage chính thức facebook.com/NhaKhoaParis.
(*) Lưu ý: Mất răng số 7 thì bạn cần trồng răng giả bằng implant sau khoảng 2 tháng để phòng ngừa hiện tượng tiêu xương hàm.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về răng hàm số 7 và đặc biệt là vấn đề nhổ răng số 7 có nguy hiểm không. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, thì bạn hãy để lại comment bên dưới bài viết hoặc gọi 19006900 để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia!