• Biểu hiện răng sâu vào tủy là gì? Răng chết tủy phải làm sao? Cách điều trị

    Cập nhật 30/10/2019

    I – Những kiến thức quan trọng cần biết về răng sâu vào tủy

    1. Răng sâu vào tủy, răng chết tủy là gì?

    Răng sâu tới tủy là tình trạng vết sâu răng đã lan vào đến ống tủy. Vi khuẩn cùng axit đã ăn mòn hết phần men răng, ngà răng và tiếp tục tấn công vào buồng tủy, gây viêm hoặc thậm chí chết tủy.

    Biểu hiện răng sâu vào tủy4 giai đoạn của răng sâu vào tủy.

    Răng chết tủy là tình trạng răng sâu vào tủy, sau khi đã biến chứng nghiêm trọng gây viêm nhiễm và hỏng toàn bộ tủy răng, chiếc răng này sẽ không được nuôi sống và dần dần bị rụng đi.

    2. Chết tủy răng có nguy hiểm không?

    Các chuyên gia cảnh báo, Chết tủy răng vô cùng nguy hiểm răng. Bởi tủy không chỉ là nguồn sống của răng mà trong đó còn chứa hệ thống các mạch máy và dây thần kinh có chức năng cảm biến, do đó, khi sâu răng ăn vào tủy, người bệnh sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng nặng nề:

    Răng chết tủy phải làm saoChết tủy răng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

    • Đau nhức răng, ăn uống kém, sức khỏe giảm sút, tiều tụy, sụt cân nhanh chóng.
    • Cuộc sống, sinh hoạt, công việc hàng ngày bị đảo lộn
    • Có khả năng cao sẽ bị viêm nhiễm xương ổ răng, u nang dưới răng và lây bệnh sang các răng kế cận.

    Đặc biệt nguy hiểm, khi răng sâu vào tới tủy gây viêm tủy mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết tủy hoàn toàn.

    Lúc này bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau nhức, thay vào đó là chiếc răng sẽ bị lung lay mạnh, sau đó gãy vỡ và rời ra khỏi khuôn hàm.

    3. Răng chết tủy tồn tại được bao lâu?

    Bạn phải biết rằng tủy là nguồn dinh dưỡng nuôi sống mô răng. Một chiếc răng đã lấy tủy (hoặc chết tủy răng) thì đồng nghĩa nó đã chết. Nó sẽ không còn cảm giác khi ăn uống, sức nhai cũng bị giảm sút.

    Sâu răng ăn vào tủyRăng chết tủy chỉ tồn tại được khoảng 1 năm.

    Răng đã lấy tủy sau 1 năm sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng sừng hóa mô răng, có nghĩa mô răng tự hủy dần đi. Dù sau khi lấy tủy bạn có sử dụng bọc sứ hay hàn trám thì răng cũng bị nứt, vỡ, giòn hơn, khả năng rụng rất cao.

    4. Răng chết tủy có niềng được không?

    Trường hợp răng sâu đến tủy, bác sĩ có thể xem xét để niềng răng cho bạn bởi răng lúc này đã được điều trị tủy và giữ lại tủy răng còn khỏe mạnh tiếp tục nuôi sống răng. Còn răng chết tủy có niềng được không sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể.

    Nếu răng chết tủy sau một năm đã yếu hơn, bị vỡ giòn thì tác động của lực niềng răng sẽ khiến bệnh nhân không thể đạt được kế hoạch niềng như mong muốn, răng bị rụng sớm hơn.

    răng chết tủy tồn tại được bao lâuRăng chết tủy có niềng được không?

    Răng chết tủy có thể niềng tốt nhất khi vừa mới lấy tủy khoảng 1 năm đầu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lời khuyên chung nhất từ các chuyên gia.

    Để xác định chính xác tình trạng răng chết tủy của bạn có niềng được không hay phương pháp chỉnh nha nào tốt nhất cho răng chết tủy thì bạn cần đến thăm khám trực tiếp để bác sĩ chụp phim X-quang và đưa ra chẩn đoán phù hợp.

    II – Dấu hiệu răng sâu đến tủy, răng chết tủy

    Để xác định tình trạng của bạn răng sâu vào tủy hay chưa, các chuyên gia đã liệt kê ra một vài biểu hiện của răng sâu đến tủy cơ bản:

    • Thân răng đã bị đen quá nửa, răng dễ vỡ vụ khi cắn thức ăn.
    • Các răng bên cạnh cũng đã có những chấm đen bị sâu.
    • Đau nhức răng từng cơn từ 3 – 30 phút
    • Đau nhói hoặc giật theo mạch nhịp đập
    • Đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, đặc biệt là buổi tối.
    • Ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt.

    Dấu hiệu răng sâu đến tủy

    Tiếp theo, bệnh nhân có thể nhận biết răng chết tủy bằng việc xuất hiện những cơn đau đến bất chợt, kéo dài hơn, tần suất tăng dần, đau dữ dội nghe thấy tiếng trống trong tai.  Nếu răng bị chết tủy kết hợp với mủ viêm sẽ gây sưng nướu, ê buốt nghiêm trọng.

    Ngoài ra, răng chết tủy bị đen, vỡ thành từng mảng lớn, nhìn rõ thấy ngà răng và tủy răng bên trong, khi mắc kẹt thức ăn lại càng đau nhức.

    Sau khi trải qua những cơn đau “thấu tim gan”, là tủy răng đã chết hoàn toàn. Lúc này, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nữa mà chuyển sang giai đoạn răng lung lay như sắp rụng, có thể rụng bất cứ lúc nào nếu ăn đồ cứng.

    Mô tả tình trạng của bạn để nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ nha khoa

    III – Răng sâu đến tủy, răng chết tủy phải làm sao?

    1. Răng sâu đến tủy, răng chết tủy có nên nhổ?

    Để xác định răng sâu đến tủy có nên nhổ hay không hay răng sâu phải nhổ khi nào, nha sỹ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể sau khi thăm khám.

    • Trường hợp nên nhổ răng:

    Khi vết sâu quá nặng, phần thân răng bị vỡ gần hết không thể hàn trám hay bọc sứ, tủy bị áp xe thì việc nhổ răng sâu là điều cần thiết.

    Một khi tủy gây áp xe xương ổ răng thì nguy cơ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến các răng kế bên là không tránh khỏi.

    răng chết tủy có nên nhổRăng chết tủy có nên nhổ không tùy thuộc vào tình trạng răng cụ thể.

    • Trường hợp không nên nhổ:

    Thực tế cũng có nhiều bệnh nhân răng bị sâu vào tủy nhưng không cần nhổ mà được chỉ định điều trị tủy. Có hai trường hợp cơ bản cần phải điều trị tủy:

    Thứ nhất: Răng bị hư tủy sâu nặng do vi khuẩn gây nên nhưng không được điều trị kịp thời. Vi khuẩn lan dần và xâm lấn đến buống tủy, dần dần dẫn đến tình trạng tủy bị viêm.

    Khi đó, điều trị lấy tủy sẽ là biện pháp duy nhất để loại bỏ các mô tủy bị hoại tử, giúp giữ được răng mà không cần nhổ bỏ, tránh viêm nhiễm xương ổ răng.

    Thứ hai: Răng bị chấn thương nặng, mất nhiều mô răng làm lộ phần tủy trong buồng tủy ra. Khi đó tủy bị viêm nhiễm nặng nên cần được điều trị nội nha càng sớm càng tốt.

    chết tủy răng có nguy hiểm khôngChết tủy răng nhẹ không nên nhổ.

    Về thắc mắc “Nhổ răng chết tủy có đau không?”, thì câu trả lời sẽ là nhổ răng chết tủy hoàn toàn không gây đau đớn. Bởi lúc này các dây thần kinh cảm giác trong răng đã bị hỏng, nhổ răng diễn ra rất nhẹ nhàng, nhanh chóng và không gây đau đớn.

    Ngoài ra, nếu nha sỹ chỉ định bắt buộc phải nhổ răng thì cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Hiện nay, việc nhổ răng không còn nguy hiểm và dễ gây biến chứng như trước kia với sự hỗ trợ của công nghệ nhổ răng hiện đại Piezotome.

    Khác với cách nhổ răng truyền thống là nhổ toàn bộ chân răng gây đau nhức và không an toàn. Mũi siêu âm sẽ tác động làm đứt hệ thống dây chằng nha chu neo giữ răng, nhờ đó việc lung lay và lấy răng theo từng phần cũng dễ dàng hơn, ít xâm lấn, đảm bảo an toàn, không biến chứng.

    >>> Để biết rõ hơn nhổ răng chết tủy có đau không, xem ngay VIDEO dưới đây <<<

    nhổ răng chết tủy có đau không

    2. Hàn trám răng cho sâu răng ăn vào tủy

    Hàn trám răng là phương pháp thường quen thuộc nhất để điều trị răng sâu vào tủy bởi tiết kiệm chi phí, thao tác thực hiện đơn giản, nhanh chóng và bảo tồn tối đa răng gốc cho bệnh nhân.

    Trường hợp nên làm: Sâu răng vào tủy ở mức độ nhẹ, gây lỗ răng sâu hoặc không và có thể điều trị tủy được.

    Hiện nay, việc điều trị răng sâu vào tủy diễn ra khá đơn giản và không gây ê nhức quá nhiều cho bệnh nhân với sự hỗ trợ của máy lấy tủy hiện đại RECIPROC® Blue. Điều trị nội nha có thể được tiến hành sau một buổi hoặc 2-3 lần gặp nha sỹ với mức chi phí hợp lý, bao gồm các bước sau:

    • Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn
    • Bước 2: Vệ sinh và gây tê
    • Bước 3: Cách ly răng khỏi nướu 
    • Bước 4: Mở buồng tủy và làm sạch ống tủy
    • Bước 5: Trám bít ống tủy 
    • Bước 6: Hàn trám thẩm mỹ bề mặt nhai.

    điều trị răng chết tủyHình ảnh điều trị răng chết tủy bằng phương pháp hàn trám răng tại nha khoa Paris.

    Nếu kỹ thuật hàn trám răng tốt, vết hàn trám sâu răng ăn vào tủy có thể duy trì được 5 năm, thậm chí là lâu hơn nếu bệnh nhân có chế độ kiêng khem khoa học.

    3. Bọc răng sứ cho răng chết tủy

    Bọc răng sứ là phương pháp chụp một lớp mão sứ giả ra bên ngoài răng sâu tới tủy để bảo vệ răng gốc, tránh vi khuẩn tấn công trở lại và hỗ trợ ăn nhai tốt hơn, đặc biệt thích hợp với chết tủy răng hàm.

    Trường hợp nên làm: răng sâu ăn tới tủy, răng chết tủy bị đen nhưng vẫn còn chân răng cứng chắc đủ điều kiện để bọc sứ ra ngoài.

    xử lý răng chết tủyBọc răng sứ cho răng chết tủy nặng.

    Tương tự như phương pháp hàn trám răng, các bác sĩ sẽ điều trị tủy trước, sau đó mới bọc chụp mão sứ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp bọc răng sứ cho thẩm mỹ tốt hơn và độ bền lâu dài hơn so với hàn trám thẩm mỹ.

    !!Lưu ý để phòng ngừa sâu răng tái phát

    Sau khi điều trị sâu răng tới tủy, để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại, hãy lưu ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt đồng thời thay đổi thói quen ăn uống:

    Chăm sóc, vệ sinh răng miệng: 

    • Đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 phút
    • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng
    • Sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng

    Chế độ ăn uống: 

    • Bỏ bớt các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường và axit
    • Tăng cường ăn rau quả

    Mọi băn khoăn về răng sâu tới tủy và cách phòng ngừa bệnh triệt để, bạn có thể gọi điện trực tiếp qua số hotline 19006900 hoặc đăng ký lịch hẹn qua form dưới đây để được các chuyên gia TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

    5/5 - (1 vote)

    TAGS răng sâu

    Bạn đang xem: Bieu hien rang sau vao tuy la gi? Rang chet tuy phai lam sao? Cach dieu tri trong Tin tức nha khoa

    
    
    DMCA.com Protection Status
    X