Trang chủ Tin tức nha khoa Các loại thuốc diệt tủy răng có độc không? Đặt thuốc diệt tủy răng bao lâu?

Các loại thuốc diệt tủy răng có độc không? Đặt thuốc diệt tủy răng bao lâu?

I – Điều bạn cần biết về thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng

1. Thuốc diệt tủy răng là gì?

Thuốc diệt tủy răng là một loại thuốc có tác dụng làm chết tủy răng hoàn toàn. Thuốc được sử dụng để đặt vào buồng tủy của răng, sau đó ngấm vào mô tủy và làm chết phần tủy răng đã bị viêm.

Việc này hỗ trợ điều trị răng viêm tủy, giúp bệnh nhân đỡ đau hơn trong suốt quá trình điều trị.

Đặt thuốc chết tủy răngThuốc diệt tủy răng được sử dụng để điều trị răng bị sâu viêm tủy.

Nhiều người khi gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến tủy răng cũng đều nghĩ ngay đến việc phải đặt thuốc chữa tủy răng để điều trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần đặt thuốc.

Thuốc chỉ khuyến khích sử dụng trong những trường hợp tủy chết một phần do răng sâu vào tủy và không thể cứu vãn được.

Ngoài ra, bệnh nhân bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường hoặc các bệnh không thể sử dụng thuốc tê thì mới nên đặt thuốc diệt tủy.

Trong các trường hợp tủy đã chết thì bác sĩ chỉ cần thực hiện lấy tủy trực tiếp, không cần gây tê hay đặt thuốc diệt tủy.

Việc này sẽ được bác sĩ đưa ra quyết định sau khi tìm hiểu chi tiết về tình trạng của bệnh nhân, tốt nhất là thực hiện thăm khám cụ thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mô tả tình trạng với bác sĩ để nhận tư vấn gián tiếp khi chưa có thời gian đến nha khoa.

2. Cách đặt thuốc diệt tủy như thế nào đúng cách?

Cách đặt thuốc diệt tủy răng được tiến hành theo những bước như sau:

  • Bước 1: Chụp X-quang để xem chiều dài ống tủy và xác định tình trạng tủy viêm.
  • Bước 2: Dùng miếng cách ly miệng, nướu và má để tránh tủy răng làm tổn thương các mô mềm trong miệng.
  • Bước 3: Tiến hành mở răng để làm rộng ống tủy dễ dàng cho việc thao tác.
  • Bước 4: Dùng bông y tế và nước sát khuẩn để vệ sinh khoang miệng và răng bị viêm.
  • Bước 5: Sử dụng nhíp nha khoa đặt thuốc chữa tủy răng vào ổ viêm và ấn chặt.
  • Bước 6: Vệ sinh răng miệng lần cuối và dặn dò bệnh nhân thời gian quay lại tái khám.

3. Thuốc diệt tủy răng có độc không? Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có sao không?

Là một loại thuốc dùng để đặt trực tiếp trong khoang miệng nhưng thật khó tin khi thuốc điều trị viêm tủy răng lại được xếp vào thuốc độc nhóm A! Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi thuốc này về bản chất chính là thạch tín (Asen).

Thực tế đã chứng minh rất nhiều trường hợp biến chứng nặng do thuốc diệt tủy. Những biến chứng phải kể đến như viêm quanh chóp, loét nướu răng, trơ xương hàm, hoại tử mô mềm, mạch máu trong buồng tủy bị xung huyết và tụ máu.

Thuốc chữa viêm tủy răngThuốc diệt tủy răng có thể gây độc nếu không biết cách.

Thuốc làm chết tủy răng khá nguy hiểm đổi với khoang miệng nhưng nếu nuốt phải thuốc diệt tủy răng có sao không? Đặt thuốc làm chết tủy răng thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu bạn nuốt vào bụng quá nhiều.

Đây chính là lý do mà rất nhiều trung tâm nha khoa lớn đã không đưa thuốc trị viêm tủy răng vào việc điều trị cho khách hàng vì hiện giờ có rất phương pháp điều trị tủy răng tiên tiến mà không cần đến thuốc.

4. Quy trình diệt tủy răng an toàn không cần thuốc diệt tủy răng

Răng bị viêm tủy thật sự không cần đến thuốc diệt tủy răng vì hiện giờ với công nghệ hiện đại và sự phát triển của nha khoa, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi tình trạng đặt thuốc chữa tủy răng bị nhức một cách nhanh chóng và an toàn hơn rất nhiều.

Tại Nha khoa Paris, dựa vào tình trạng cụ thể và nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp nhất.

Hiện nay, quy trình diệt tủy răng với công nghệ điều trị tủy Recipproc® Blue sử dụng hệ thống giảm đau và khử khuẩn thông minh, đảm bảo quy trình điều trị tủy diễn ra an toàn.

Bác sĩ sử dụng mũi khoan và dũa để mở đủ rộng cho việc hút sạch tủy cũng như là tạo điều kiện dễ dàng cho việc trám kín ống tủy về sau. Trâm RECIPROC® blue sẽ tiến hành lấy sạch tủy răng và vi khuẩn.

>>> Xem VIDEO Quy trình diệt tủy răng an toàn không cần thuốc diệt tủy tại nha khoa Paris <<<

đặt thuốc diệt tủy răng bao lâuClick tại đây!!

Tiếp đó, tiến hành tạo hình ống tủy và cho chụp phim đo chiều dài chân răng và ống tủy để đảm bảo ống tủy được tạo hình chuẩn và không còn vi khuẩn sót lại bên trong.

Cuối cùng, bác sỹ thực hiện trám bít ống tủy bằng nhựa trám chuyên dụng hoặc bọc răng sứ và chụp phim lại lần cuối để kiểm tra.

5. Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai/cho con bú có được không?

Giai đoạn mang thai hay cho con bú cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi về hooc môn, nội tiết tố nên rất nhạy cảm.

Các bác sĩ khuyên bạn KHÔNG nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc tê bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, đặt thuốc chết tủy răng được thay thế trong trường hợp này để điều trị tủy răng bị viêm.

Thuốc diệt tủy chỉ nên đặt trong thời kỳ 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4, 5, 6) khi đó cơ thể người mẹ khỏe mạnh nhất đáp ứng đầy đủ yếu tố cần thiết cho quá trình điều trị.

Đặt thuốc tủy răng khi mang thaiThời kỳ mang thai cần thận trọng khi đặt thuốc diệt tủy.

Tuy nhiên, thời kỳ mang thai sử dụng thuốc điều trị tủy răng bị nhức hơn bình thường. Đặt thuốc diệt tủy khi cho con bú hay mang thai khá nguy hiểm, nếu không cẩn thận có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến mô mềm quanh miệng và gây tử vong nếu nuốt phải.

Nó không những ảnh hưởng đến bà bầu mà thuốc diệt tủy có ảnh hưởng đến thai nhi gây thai lưu hoặc dị dạng thai nhi. Vì vậy, khi bị viêm răng cần đặt thuốc chết tủy, bạn cần tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để được điều trị hiệu quả, an toàn.

II – Giới thiệu các loại thuốc diệt tủy răng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 2 loại thuốc chữa viêm tủy răng chính, đó là

1. Thuốc diệt tủy septodont – Thuốc diệt tủy Asen

Thành phần chủ yếu của thuốc diệt tủy Septodont là Anhydrid Arsenic, Cocain hydrochlorid, Dung dịch Phenol, Dicain, Dinatri etylen diamin tetraacetal,…

các loại thuốc diệt tủy răng

Thành phần này sẽ được pha chế với nồng độ phù hợp lứa tuổi sử dụng (là người lớn hay trẻ em). Thuốc chữa viêm tủy răng này có thường có dạng bột nhão.

2. Thuốc diệt tủy Nga Devit Blue – Thuốc chết tuỷ răng không có Asen

Thành phần của thuốc Thuốc diệt tủy Nga Devit Blue thường có thành phần chính là paraformaldehyt. Ngoài ra, một số chất khác như Dicain, Dinatri etylen diamin tetraacetal, Dung dịch phenol tinh khiết… được sử dụng với nồng độ thấp. Thuốc ở dạng bột kết tinh, có thể tan trong nước hoặc tan trong glycerin.

III – Đặt thuốc diệt tủy răng bao lâu thì xong?

Thời gian đặt thuốc diệt tủy răng bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ viêm tủy cụ thể của từng người. Thời gian để thực hiện ca chữa tủy răng khá nhanh chóng, trong khoảng 30 phút – 1 tiếng.

Thông thường, thời gian thuốc diệt hết tủy răng là khoảng từ 3 – 5 ngày. Trong khoảng thời gian sau 3 ngày, bạn sẽ cần đến nha khoa thường xuyên để bác sĩ kiểm tra tủy đã chết hoàn toàn chưa và lấy sạch tủy ra ngoài.

đặt thuốc diệt tuỷ trong bao lâuThời gian đặt tủy răng khoảng 3-5 ngày.

Ngoài ra, trong suốt quá trình đặt thuốc diệt tủy trong bao lâu, nếu bạn cảm nhận thấy bất cứ sự bất thường nào diễn ra trong khoang miệng hoặc cơ thể, bạn cũng cần gặp bác sĩ ngay để có thể khắc phục kịp thời.

Diệt tủy răng hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và thời gian đặt thuốc diệt tuỷ trong bao lâu. Mức giá dao động từ 600.000 – 2.000.000 đồng.

IV – Đặt thuốc diệt tủy răng bị nhức/ đau do đâu? Phải làm sao?

1. Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không?

Đặt thuốc diệt tủy có đau không? Câu trả lời là có! Tủy răng là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác của con người nên việc tác động và tủy răng gây đau nhức cũng là điều dễ hiểu.

đặt thuốc diệt tủy răng bị nhứcĐặt thuốc chữa tủy răng có biểu hiện hơi nhức nhẹ.

Đặt thuốc làm chết tuỷ răng bị đau ít hay nhiều là do giới hạn chịu đau của mỗi người và thời gian đau phụ thuộc vào thời gian phát huy công dụng của thuốc cũng như bạn còn nhiều tủy viêm trong ống tủy hay không.

Tuy nhiên, cơn đau mà thuốc diệt tủy răng gây ra sẽ không là gì cả so với cơn đau tủy răng mà bạn phải chịu đựng.

Bạn sẽ thấy hơi ê nhẹ và mùi thuốc luôn phảng phất, một số người nhạy cảm hơn có thể ngửi thấy mùi khó chịu hơn do tủy răng đang chết dần.

2. Đau sau đặt thuốc diệt tủy phải làm sao?

Để hạn chế đặt thuốc diệt tủy bị đau răng và những khó chịu trong suốt thời gian đặt thuốc, bạn có thể áp dụng một cách giảm đau như chườm nóng hoặc chườm lạnh.

Tuy nhiên, những biện pháp giảm đau sau khi đặt thuốc chết tủy răng chỉ được áp dụng bên ngoài phần má, tuyệt đối không được tác động nên răng đang đặt thuốc vì có thể làm cho thuốc rơi ra ngoài khoang miệng.

đặt thuốc diệt tủy răng có đau khôngBạn có thể hạn chế những cơn đau khi đặt thuốc bằng cách chườm nóng hoặc lạnh.

Đa phần sau khi đặt tủy răng các bác sĩ sẽ bọc răng sứ lên phần chân răng chắc khỏe còn lại để bảo vệ răng gốc và đảm bảo ăn nhai cho bạn.

Tuy nhiên, nếu đặt thuốc trị viêm tủy răng bị nhức hoặc răng lung lay và yếu hơn thì bạn cần nhổ răng chết tủy và trồng lại răng mới.

Trên thực tế, khi nhét thuốc làm chết tủy răng, răng thường sẽ thường rất yếu, kể cả khi đã được tạo hình ống tủy mới. Bạn sẽ không thể ăn nhai bình thường với chiếc răng đã bị chết tủy. Thậm chí, những chiếc răng này sẽ bị đổi màu đen sau khi tủy bị chết, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Trong trường hợp này, bạn nên nhổ răng chết tủy và sau đó trồng lại răng mới để thay thế. Việc nhổ răng được tiến hành bằng công nghệ hiện đại nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Nha khoa Paris hiện đang ứng dụng công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome. Công nghệ sử dụng bước sóng siêu âm mạnh mẽ để làm đứt dây chằng nha chu xung quanh chân răng mà không cần xâm lấn sâu vào nướu, không cần tách nướu nên an toàn tuyệt đối.

>>> Xem VIDEO mhổ răng sâu chết tủy với công nghệ nhổ răng Piezotome <<<

Đau sau khi đặt thuốc diệt tủyClick ngay tại đây!!

Sau khi nhổ răng, bạn có thể trồng lại răng theo 2 cách là làm cầu răng hoặc trồng răng implant. Hai phương pháp này sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất dựa vào tình trạng xương hàm của bạn sau khi nhổ răng.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về thuốc diệt tủy răng. Mọi thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền vào form đăng kí bên dưới, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cụ thể nhất cho bạn!