• Răng hàm là gì? Răng hàm có thay không? Nhổ răng hàm bị sâu, vỡ, lệch.

    Cập nhật 23/10/2019

    I – Những điều cần biết trước khi nhổ răng hàm

    1. Răng hàm là gì? Răng hàm có mấy chân

    Trước khi tìm hiểu về thao tác nhổ răng hàm, bạn cần biết răng hàm là những răng nào và vai trò của chúng ra sao.

    Thông thường, một hàm răng đầy đủ của con người sẽ gồm 32 chiếc răng, trong đó có 8 răng hàm nhỏ (răng tiền hàm số 4, 5), 8 răng hàm lớn (bao gồm răng hàm số 6, số 7) và 4 chiếc răng khôn (có thể không đầy đủ). Mỗi loại răng hàm gồm có 4 chiếc chia đều về 4 phía của hàm răng con người.

    Bạn có thể hình dung rõ hơn về toàn bộ răng hàm qua hình ảnh dưới đây:

    nhổ răng hàmNên xem xét thật kĩ trước khi nhổ răng hàm vì nó rất quan trọng.

    Răng hàm giữ chức năng rất quan trọng trên khuôn hàm. Về mặt chức năng, chúng là công cụ chính để nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.

    Về mặt thẩm mỹ, đây là bộ khung giúp khuôn hàm cân xứng với khuôn mặt. Răng hàm là những chiếc răng cối lớn, nhọn 4 đỉnh, hình mũ nấm và có nhiều đường rãnh nên rất dễ bị dắt thức ăn và sâu răng hàm.

    Răng hàm có mấy chânRăng hàm là gì? Răng hàm có mấy chân?

    Vậy đặc điểm của răng hàm có mấy chân? Tùy từng loại răng hàm và vị trí mọc mà răng hàm có số chân khác nhau:

    • Răng số 4 hàm trên thường có 1 – 2 chân răng, răng số 4 hàm dưới và răng số 5 chỉ có 1 chân.
    • Răng số hàm 6, số 7 hàm trên có 3 chân răng, răng số 6, số 7 hàm dưới thường có 2 chân răng.
    • Răng số 8 hàm trên, hàm dưới thường có 1 – 3 chân răng.

    2. Răng hàm có nhổ được không?

    Răng hàm là những chiếc răng thực hiện chức năng ăn nhai quan trọng. Vì vậy, nhổ răng hàm chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết không thể duy trì răng. Răng hàm được chỉ định nhổ trong các tình huống sau đây:

    • Răng hàm bị sâu nặng, răng hàm bị vỡ đôi không thể phục hồi bằng biện pháp thông thường
    • Răng hàm bị viêm (tủy, chóp) gây đau đớn cho bệnh nhân.
    • Răng hàm mọc lệch hoặc mọc quắp mà không thể điều chỉnh bằng biện pháp niềng răng.
    • Răng hàm là những chiếc răng khôn mọc muộn bị lệch, mọc ngầm hay xiên sang răng bên cạnh.
    • Nhổ răng hàm để hỗ trợ cho việc niềng răng theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
    • Răng hàm bị lung lay có nên nhổ không còn tùy từng trường hợp. Răng hàm bị lung lay nhiều không thể điều trị bằng các phương pháp nha khoa thông thường bắt buộc phải nhổ.

    Nhổ răng hàm bị sâuTrường hợp của bạn có cần nhổ răng hàm?

    Mô tả cụ thể tình trạng của bạn để nhận tư vấn của bác sĩ

    3. Răng hàm có mọc lại không?

    Với thắc mắc răng hàm có mọc lại không thì câu trả lời là tùy từng loại răng mà răng hàm sẽ mọc lại. Răng hàm số 4, số 5 sau khi nhổ đi sẽ mọc lại lần 2 và là răng vĩnh viễn.

    Nếu răng vĩnh viễn số 4, 5 bị mất đi sẽ không mọc lại nữa. Còn nếu nhổ răng số 6, 7, 8 thì sẽ không có cơ hội mọc lại lần nào khác.

    răng hàm có mọc lại khôngNhổ răng hàm có mọc lại không tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại răng sữa hay răng vĩnh viễn.

    4. Mơ nhổ răng hàm là điềm gì?

    Nhìn chung, mơ thấy nhổ răng là điềm báo không tốt, báo hiệu bạn sẽ mất mát một điều gì đó. Có thể bạn sắp gặp vận xui xẻo, bị bạn bè không coi trọng, mối quan hệ vợ chồng bị rạn nứt.

    Mơ thấy nhổ răng hàm chảy máu báo hiệu có thể bạn sẽ gặp tai nạn hoặc mất mát trong tương lai.

    II – Răng hàm có thay không? 

    Răng hàm được phân chia thành hai loại là răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Tuy nhiên, không phải tất cả răng hàm đều thay nên rất nhiều người thắc mắc răng hàm có thay không.

    • Răng hàm có thay: răng hàm số 4, 5

    Răng hàm số 4, 5 ban đầu là răng sữa, đến giai đoạn nhất định sẽ lung lay rồi rụng để thay thế cho răng vĩnh viễn. Thời gian thay răng hàm số 4, 5 như sau:

    – Răng hàm số 4 hàm trên: 9 – 10 tuổi

    – Răng hàm số 4 hàm dưới: 11 – 12 tuổi

    – Răng hàm số 5 hàm trên: 11 tuổi

    – Răng hàm số 5 hàm dưới: 12 tuổi

    răng hàm có thay khôngGiải đáp thắc mắc răng hàm có thay không?

    • Răng hàm không thay: răng số 6, 7, 8

    Đây là những chiếc răng cối lớn có vai trò là răng vĩnh viễn chỉ mọc duy nhất một lần và không thay. Nếu có mất đi thì không thể mọc lại nữa.

    !! Những hậu quả của mất răng hàm lâu năm

    • Nhổ răng hàm bị hóp má do xương tại vị trí mất răng dần bị tiêu lại.
    • Hàm răng bị xô lệch khi các răng bên cạnh dịch chuyển, xê dịch vào vị trí mất răng khiến biến dạng dạng mặt, sai lệch khớp cắn trong quá trình ăn nhai.
    • Da mặt bị chảy xệ, lão hóa sớm.
    • Răng hàm đối diện sẽ mọc dài ra gây mất cân đối trong hàm răng, dần dần cũng rụng theo.
    • Ăn uống khó khăn, dễ dắt thức ăn và gây ra các bệnh răng miệng.

    mất răng hàm lâu năm

    Những hậu quả của mất răng hàm lâu năm vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, ngoại trừ răng số 8 (răng khôn) thường không có chức năng nhai, còn đối với các răng hàm còn lại sau khi vết thương nhổ đã lành thì nên có kế hoạch phục hình răng đã mất để tránh hậu quả của việc mất răng lâu ngày bằng cách làm cầu răng hoặc trồng răng implant.

    Đây là hai phương pháp để thay thế răng hàm đã mất bằng mão răng sứ giúp đảm bảo thẩm mỹ, che đi vị trí răng đã mất, đồng thời giúp ăn nhai chắc khỏe và hạn chế những biến chứng do mất răng gây ra.

    III – Nhổ răng hàm – Giải pháp khắc phục răng hàm bị hỏng

    Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome hiện đại nhất hiện nay, đảm bảo an toàn và thành công tuyệt đối. Công nghệ là sản phẩm khoa học kỹ thuật được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Với việc ứng dụng sóng siêu âm cao tần vào việc nhổ răng hỗ trợ bác sĩ nhanh chóng giải quyết răng bệnh, giảm đau nhức và không hề có nguy hiểm gì cả.

    Bạn có thể tham khảo những đánh giá khách quan về dịch vụ nhổ răng hàm của Nha khoa Paris tại các diễn đàn lớn:

    nhổ răng hàm trênNhổ răng hàm dưới mọc lệch vào trongNhổ răng hàm mọc lệch

    (Xem CHI TIẾT công nghệ nhổ răng TẠI ĐÂY)

    1. Quy trình nhổ răng hàm tiêu chuẩn an toàn, không đau đớn

    • Bước 1: Thăm khám, chụp X-quang, xét nghiệm cơ bản và tư vấn tình trạng răng hàm có nên nhổ không.
    • Bước 2: Nếu có thể nhổ, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và gây tê.
    • Bước 3: Làm lung lay răng hàm và nhổ chân răng ra khỏi ổ xương hàm
    • Bước 4: Cầm máu và vệ sinh răng miệng lần cuối.
    • Bước 5: Dặn dò bệnh nhân về những lưu ý sau khi nhổ răng hàm.

    Quy trình nhổ răng hàm trênVIDEO Quy trình nhổ răng hàm tại Nha khoa Paris

    2. Những lưu ý sau khi nhổ răng hàm

    Để nhổ răng hàm đạt hiệu quả cao nhất và ngăn những biến chứng có thể xảy ra, sau khi nhổ răng, bạn cần lưu ý những điều sau:

    răng hàm có nhổ được khôngSau khi nhổ răng hàm cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

    ♣ Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc cầm máu và nằm nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi thực hiện nhổ răng.

    ♣ Nếu cảm thấy cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng, hãy nói với bác sĩ nha khoa thay vì tự ý dùng thuốc giảm đau tại nhà.

    ♣ Có chế độ ăn uống hợp lý. Nhổ răng hàm nên ăn gì nhưng cũng cần đảm bảo mềm, dễ nuốt và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

    ♣ Nhổ răng hàm kiêng ăn gì? Hãy tránh tuyệt đối những đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá cứng, quá dai hoặc để lại vụn có nguy cơ ảnh hưởng đến vết thương chưa lành.

    ♣ Thông thường, tình trạng đau nhức sau khi nhổ răng hàm có xu hướng giảm dần và biến mất sau từ 1- 5 ngày nên nếu bạn thấy cơn đau bất thường hay kéo dài không dứt thì cần đến gặp bác sĩ nha khoa ngay.

    IV – Thắc mắc thường gặp khi nhổ răng hàm

    #1. Nhổ răng hàm bao lâu thì lành?

    Nhổ răng hàm đau mấy ngày còn phụ thuộc vào kích thước răng, tư thế răng mọc khó hay dễ, tay nghề bác sĩ có giỏi không.

    Nếu thông thường, nhổ răng hàm số 4, 5 không đau hoặc chỉ ê nhẹ trong 1 ngày đầu tiên. Nhổ răng số 6, số 7 đau khoảng 1 – 2 ngày.

    Và nhổ răng số 8 mọc ngang, mọc ngầm, chân răng cong,… có thể đau trong 3 – 5 ngày do phải mở xương, tách nướu.

    #2. Nhổ răng hàm khi mang thai có được không?

    Nhổ răng hàm khi mang thai khá nguy hiểm, gây nhiễm trùng huyết, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, hoặc dẫn tới sinh non. Nhưng nếu duy trì tình trạng sâu răng cũng không tốt, trẻ sau khi sinh sẽ có khả năng bị sâu hơn bình thường.

    nhổ răng hàm khi mang thaiNhổ răng hàm khi mang thai vô cùng nguy hiểm.

    ( Xem thêm: Nhổ răng khôn khi MANG THAI có sao không)

    Nếu răng bị sâu quá mức chịu đựng, bạn hãy tới bác sĩ thăm khám kĩ càng hơn. Chỉ khi bắt buộc phải nhổ răng sâu và thai nhi đã ổn định (thai kì đến tháng 4 – 6 tháng) thì nha sĩ mới thực hiện nhổ. Còn khoảng 3 tháng đâu và 3 tháng cuối thai kì thì nhổ răng sẽ rất nguy hiểm.

    #3. Chi phí nhổ răng hàm sâu, mọc lệch, mọc ngầm bao nhiêu tiền?

    Nhổ răng hàm có mức giá dao động 1.000.000 – 5.000.000 đồng/1 răng. Chi phí nhổ răng hàm sâu, mọc lệch,… bao nhiêu tiền sẽ tùy vào vị trí răng và độ khó của răng.

    Ví dụ, nhổ răng hàm số 6 bị sâu thì chi phí chỉ khoảng 1.000.000 đồng, còn nhổ răng số 8 bị sâu và mọc lệch thì chi phí sẽ khoảng 2.000.000 đồng.

    Việc nhổ răng hàm cụ thể ra sao sẽ được tư vấn sau khi bác sĩ thăm khám trực tiếp cho bạn. Chính vì thế, nếu thấy bất thường nào liên quan đến răng miệng, bạn có thể đặt lịch tư vấn theo FORM đăng kí bên dưới hoặc liên hệ 19006900. Những tư vấn của bác sĩ nha khoa hoàn toàn MIỄN PHÍ!

    5/5 - (1 vote)

    TAGS răng hàm

    Bạn đang xem: Rang ham la gi? Rang ham co thay khong? Nho rang ham bi sau, vo, lech. trong Dịch vụ nhổ răng

    
    
    DMCA.com Protection Status
    X