- Nhổ răng sâu khi mang thai NÊN hay KHÔNG? Bà bầu nên cân nhắc
- Cách điều trị răng sâu bị vỡ lỡn & chảy máu HIỆU QUẢ Triệt Để
- Quy trình nhổ răng sâu theo tiêu chuẩn quốc tế an toàn nhất
- Răng khôn bị sâu phải làm sao? Chuyên gia tư vấn
- Cách nhổ răng sữa bị sâu Nhẹ Nhàng – Đảm Bảo an toàn nhất cho trẻ em
- Cách điều trị răng hàm sâu răng Hiệu Quả tốt nhất năm
Mục lục bài viết
I – Những điều có thể bạn chưa biết về răng trong cùng
1. Răng cùng là gì?
Răng cùng hay còn gọi là răng số 8 là răng mọc sâu góc trong cùng của cung hàm con người. Sự tồn tại của răng cùng không mang lại lợi ích gì mà khiến chủ nhân rất dễ mắc các bệnh về răng miệng nghiêm trọng.
Với tình trạng mọc răng cùng của bạn mà bị đau nhức nhiều, có thể sẽ xảy ra một vài trường hợp như: răng mọc lệch, mọc xiên, mọc ngầm…
Răng cùng mọc ngầm, chèn ép vào răng số 7.
Răng cùng hàm dưới hay hàm trên đều có nguy cơ mọc lệch, mọc ngầm.
Một người trưởng thành có đầy đủ 4 chiếc răng cùng, nhưng cũng có trường hợp ít hơn hoặc không có răng trong cùng nào.
Răng trong cùng hàm trên theo tên gọi nha khoa là răng số 18 (răng số 8 hàm trên bên phải) và răng số 28 (răng số 8 hàm trên bên trái).
Tương tự răng cùng hàm dưới là răng số 38 (răng số 8 hàm dưới bên trái) và răng 48 (răng số 8 hàm dưới bên phải).
2. Răng cùng có thay không?
Răng cùng là răng vĩnh viễn ngay từ khi mọc lần đầu nên không thay trong suốt quá trình trưởng thành. Nếu nhổ răng cùng hoặc mất răng cùng thì chúng sẽ không mọc thêm lần nào nữa.
3. Răng cùng mọc khi nào? Mọc trong bao lâu?
Răng ở trong cùng thường được mọc ở độ tuổi trưởng thành khoảng 17 – 25 tuổi. Thời gian mọc 4 chiếc răng cùng là không giống nhau. Có chiếc có thể mọc khi bạn 17 tuổi, nhưng cũng có chiếc 30 tuổi mới bắt đầu mọc.
Răng cùng thường mọc ở độ tuổi 17 – 25 tuổi.
Răng cùng mọc trong bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng răng to hay nhỏ, có mọc lệch hay không và chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Trung bình để mọc hoàn thành 1 chiếc răng cùng mất khoảng 1 – 2 năm.
4. Những dấu hiệu bất thường khi mọc răng cùng
Răng cùng mọc rất muộn khi các răng khác đã mọc hoàn chỉnh, hơn nữa chúng ở vị trí trong cùng thường còn rất ít khoảng trống để mọc nên xảy ra vô vàn những biến chứng khi mọc răng. Một số dấu hiệu bất thường khi mọc răng cùng như sau:
– Sưng nướu răng cùng khi chiếc răng này đang có dấu hiệu viêm nhiễm, áp xe răng hoặc không thể tự tìm đường mọc thẳng lên trên được.
– Răng cùng mọc lệch là khi chiếc răng này còn quá ít khoảng trống để mọc thẳng, chúng chỉ nhô lên khỏi nướu một phần của răng, phần còn lại vẫn ở dưới nướu và chèn ép vào răng số 7 gây hiện tượng nhức răng cùng.
Sưng nướu răng trong cùng có mủ.
– Răng cùng bị sâu do chúng nằm bên trong cùng, rất khó để vệ sinh sạch sẽ, kết hợp với việc mọc lệch tạo kẽ hở dễ mắc thức ăn gây sâu răng.
– Sưng nướu răng trong cùng có mủ là biến chứng nặng hơn của sưng nướu răng trong cùng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn nhiều, ấn vào chảy mủ màu trắng từ nướu răng.
II – Đau, sưng nướu răng trong cùng hàm dưới phải làm sao?
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là dấu hiệu thường gặp nhất do răng hàm dưới có kích thước lớn, chân răng to, cong gây chèn ép vào răng số 7 và các dây thần kinh xung quanh. Mức độ đau nhiều hay đau ít sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng cùng mọc lệch hay mọc thẳng.
Mọc răng cùng làm sao hết đau? Trước tiên, khi đau và sưng nướu răng trong cùng, bạn không nên quá lo lắng mà có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà như sau:
- Cách 1: Sử dụng các bài thuốc giảm đau dân gian
Sử dụng 1 nhánh tỏi hoặc gừng giã nhuyễn rồi đắp vào vị trí sưng nướu răng cùng. Sau 1 đêm, bạn sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.
Cách chữa nhức răng cùng bằng gừng tươi.
Súc miệng bằng nước trà xanh 3 lần/ngày. Trong nước trà xanh có nhiều chất tác dụng kháng viêm, giảm sưng vô cùng hiệu quả.
- Cách 2: Sử dụng thuốc Tây chữa sưng nướu răng cùng
Bạn nên đến các hiệu thuốc lớn để hỏi về thuốc giảm sưng, giảm đau tùy theo trường hợp cụ thể. Một số loại thuốc giảm đau được dùng khi sưng nướu răng cùng đó là paracetamol, acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs),…
Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc này bởi có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Cách 3: Cắt lợi trùm răng cùng
Lợi trùm là hiện tượng phần lợi vị trí mọc răng bao phủ khiến răng không thể mọc lên bình thường gây sưng nướu răng trong cùng có mủ.
Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này đó là cắt/rạch lợi trùm để răng cùng có thể mọc thẳng lên dễ dàng.
III – Răng cùng có nhổ được không? Nhổ răng cùng có nguy hiểm không?
1. Răng cùng có nhổ được không?
Răng cùng mọc ở vị trí trong cùng vốn dĩ là nguyên nhân thường gây tích tụ thức ăn ở trong này. Vì vậy, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp khó khăn.
Đặc biệt, những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn cho bệnh nhân. Lúc này, câu hỏi “Răng cùng có nên nhổ không” thường là nỗi lo đầu tiên với các bệnh nhân.
Một chiếc răng cùng cần thiết được nhổ răng khôn là để ngăn chặn các tác hại mà nó có thể mang lại trong tương lai cho chủ nhân. Khi răng khôn mọc không đúng vị trí, một số vấn đề có thể xảy ra như:
Bác sĩ sẽ trả lời chính xác cho bạn có nên nhổ răng cùng không.
❶ Khi các răng đã mọc đủ chỗ, răng khôn mọc chen lên có thể phá vỡ phần nướu, từ đó làm thức ăn và vi khuẩn có thể bị mắc kẹt gây viêm nhiễm nướu khiến nướu bị đỏ, sưng và đau đớn.
❷ Răng khôn mọc lệch dễ ảnh hưởng các răng bên cạnh, khiến những răng này dễ bị tổn thương, sâu răng, lung lay.
❸ Răng khôn có thể mọc đâm sang răng số 7 bên cạnh gây tổn thương cho răng này, gây kích ứng nướu, đau nhức dữ dội…Bệnh nhân không chỉ phải chịu đựng những cơn đau khó chịu mà nguy cơ mắc bệnh răng miệng, nguy cơ mất răng cao.
Với những trường hợp trên, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và tình trạng răng miệng của bạn về sau này.
2. Nhổ răng cùng có nguy hiểm không?
Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng, khó nhận thấy rõ, là nơi tập trung nhiều dây thần kinh nên việc khách hàng lo lắng nhổ răng cùng hàm trên/dưới có nguy hiểm không là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, việc giữ lại những chiếc răng khôn mọc bất thường như trên sẽ gây không ít phiền toái cho bệnh nhân. Nhổ răng trong cùng có nguy hiểm không phụ thuộc 2 yếu tố chính là:
- Công nghệ nhổ răng.
- Tay nghề bác sĩ thực hiện.
Các yếu tố phụ là quy trình thực hiện, chất lượng phòng khám, tình trạng mọc lệch của răng,..
Nếu nhổ răng tại phòng khám không uy tín thì khi nhổ răng cùng có thể gây ra các biến chứng như chảy máu kéo dài, viêm nhiễm, khô ổ cắm,…
Bạn hãy yên tâm, đến với nha khoa Paris, các bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng một cách an toàn, không nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của bạn.
Hiện nay, nếu phải nhổ răng, thì công nghệ nhổ răng không đau, an toàn tuyệt đối với công siêu âm Piezotome, khách hàng sẽ thoát khỏi nỗi sợ đau răng muôn thuở.
Mọi trường hợp cần nhổ răng trong cùng bác sĩ đều thực hiện thăm khám và chụp phim X-quang cẩn thận. Thao tác này giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác nhất cho trường hợp bất thường của răng, tình trạng và vị trí mọc răng như thế nào. Từ đó sẽ lên kế hoạch điều trị thích hợp nhất.
>>> Xem VIDEO trực tiếp nhổ răng cùng có nguy hiểm không tại nha khoa Paris <<<Click tại đây!!
Một số ưu điểm về phương pháp nhổ răng công nghệ siêu âm Piezotome được khách hàng đánh giá như sau:
❶ Nhổ răng không đau: Bằng phương pháp siêu âm Piezotome, cơ chế nhổ răng được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, khiến nhổ răng không đau đớn.
❷ Thời gian hoàn tất nhanh chóng: Thời gian cần thiết để các mũi siêu âm phân tách răng là rất ngắn chỉ khoảng vài phút. Vì thế, việc tách răng ra khỏi ổ răng chỉ mất 10-15 phút/răng.
❸ Nhổ răng không biến chứng: vì thực hiện bởi các mũi siêu âm công nghệ cao nên việc nhổ răng chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên sẽ không làm tổn thương đến các mô răng.
❹ Êm ái, không sưng tấy trong và sau phẫu thuật: Sự di chuyển của các tần số sóng siêu âm Piezotome được khách hàng đánh giá là êm ái, không đau, giảm sưng sau phẫu thuật.
Mọi trang thiết bị cũng như thuốc gây tê sử dụng cho phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome được nhập từ các nhà phân phối chính hãng được hiệp hội Nha khoa Pháp kiểm nghiệm nên quý khách hàng hoàn toàn yên tâm, vứt bỏ nỗi lo nhổ răng cùng có nguy hiểm không.
Các bác sĩ thực hành nhổ răng cùng tại Nha khoa Paris cũng đều là bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu và dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy nhổ răng cùng không hề nguy hiểm chút nào cả.
IV – Những câu hỏi thường gặp khi mọc răng cùng
1. Có nên nhổ 2 răng cùng lúc?
Nhổ răng cùng không đau và không nguy hiểm nếu thực hiện tại trung tâm nha khoa uy tín. Nếu 2 răng cùng mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ khuyên bạn nên nhổ hai răng cùng lúc để tiết kiệm thời gian, công sức và số lần phải kiêng khem khi nhổ răng.
Thời gian nhổ 2 răng cùng cũng diễn ra rất nhanh chóng và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn nên nhổ 2 răng cùng một phía bởi sẽ không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Khi đó, bạn có thể nhai thức ăn bên phía còn lại để không làm mắc kẹt thức ăn vào lỗ nhổ răng.
2. Nhổ răng cùng bao nhiêu tiền?
Răng cùng là chiếc răng mọc khá phức tạp và là ca phẫu thuật khó nhất trong các loại răng nên chi phí nhổ răng cùng bao nhiêu tiền cũng tương đối cao.
Trung bình mức giá nhổ răng cùng sẽ dao động từ 1.500.000 – 5.000.000 đồng/1 răng tùy vào độ khó của ca phẫu thuật.
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Rạch lợi trùm | 1 răng | 700.000 |
Nhổ răng sữa | 1 răng | 100.000 |
Nhổ chân răng, răng một chân | 1 răng | 500.000 |
Nhổ chân răng, răng nhiều chân | 1 răng | 700.000 |
Nhổ răng hàm nhỏ, lớn (4,5,6,7) | 1 răng | 1.000.000 |
Nhổ răng cùng mọc thẳng | 1 răng | 1.500.000 |
Nhổ răng cùng mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 1 | 1 răng | 2.000.000 |
Nhổ răng cùng mọc lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 2 (mọc ngầm) | 1 răng | 3.000.000 |
Nhổ răng khôn mọc cùng (Tiểu phẫu ca khó) mức 3 (mọc ngầm, + chân khó) | 1 răng | 5.000.000 |
Hiện nay, bạn không phải lo lắng nhổ răng cùng giá bao nhiêu tiền nữa bởi nha khoa Paris thường xuyên cho triển khai các chương trình giảm giá nhổ răng cùng tới 50% vào một số dịp đặc biệt.
Bạn có cơ hội tiết kiệm từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng khi trở thành khách hàng may mắn nhận được khuyến mại.
Để biết rõ hơn về chương trình ưu đãi nhổ răng cùng bao nhiêu tiền, bạn có thể để lại bình luận xuống dưới bài viết hoặc gọi điện đến số hotline 19006900, các chuyên gia sẽ giải đáp tận tình cho bạn.

3. Xoang hàm đau răng trong cùng phải làm sao?
Xoang hàm và đau răng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một số trường hợp răng cùng mọc lệch, chân răng cùng quá dài và lấn sâu vào xong hàm gây phá hủy vùng mặt dưới hàm, xuyên thủng xoang và gây viêm xoang. Ngoài ra, khi răng cùng bị sâu, vi khuẩn sẽ di chuyển đến vùng xoang hàm, gây viêm nhiễm và đau nhức.
Tìm cách chữa xoang hàm đau răng trong cùng phải làm sao vô cùng quan trọng bởi bệnh này không thể tự khỏi hay điều trị tại nhà. Bạn nên đến các bệnh viện/ nha khoa uy tín để điều trị sưng nướu răng trong cùng và viêm xoang triệt để.
Hy vọng với những chia sẻ trên thì bạn có những thông tin hữu ích về chiếc răng cùng. Nếu có bất kì thắc mắc nào thì bạn có thể gọi tới số 1900 6900 hoặc điền vào Form đăng ký dưới đây để nhận sự tư vấn miễn phí từ chuyên gia. Cảm ơn bạn!