Theo quy trình chung, mọc răng ở con người chia làm hai giai đoạn là mọc răng sữa (từ 6 tháng sau sinh – khoảng 6 tuổi) và mọc răng vĩnh viễn (từ 6 – khoảng 14 tuổi). Sau giai đoạn đó, răng sẽ không tiếp tục phát triển nữa (ngoại trừ việc mọc răng khôn).
Tuy nhiên, răng cấm là chiếc răng số 6 (hay răng cối lớn thứ nhất). Đây chính là chiếc răng vĩnh viễn của trẻ ngay từ khi mới mọc lên.
Vậy bé mọc răng cấm khi nào? Trẻ mọc răng cấm khá sớm khi trẻ khoảng 6 – 7 tuổi. Trong khi răng số 5 và răng số 7 vĩnh viễn bên cạnh mọc khi ở độ tuổi 10 – 13 tuổi.
Độ tuổi mọc răng cấm của trẻ.
Răng số 6 chỉ mọc duy nhất một lần sau khi răng sữa số 5 mọc và cùng thời điểm thay răng cửa vĩnh viễn. Chiếc răng này có vai trò ăn nhai chính, giúp trẻ bắt đầu ăn những đồ ăn cứng hơn thay vì cháo hoặc bột như trước.
Hầu hết bé mấy tuổi mọc răng cấm đều gây ra những lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhất là khi bé quấy khóc, chán ăn, hay cáu gắt,…
Hình ảnh bé mọc răng cấm hàm trên.
Bé mọc răng cấm hàm dưới khi các răng cửa và răng hàm nhỏ đã mọc lên trước đó.
Răng cấm là chiếc răng hàm số 6 trên khuôn hàm giữ chức năng ăn nhai cực kì quan trọng, một khi bị gãy vỡ hay phải nhổ bỏ vì bất cứ lý do nào, nó sẽ không thể tự mọc lên để bù lại khoảng trống được.
Người lớn không thể mọc răng cấm lần 2.
Chiếc răng cấm đã nhổ không những không mọc lại mà có thể khiến cho phần xương răng bên dưới bị tiêu hõm đi, những răng còn lại bị xô lệch và yếu đi dần nếu bạn không có giải pháp khắc phục kịp thời sau khi nhổ răng.
Răng cấm là chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc, chúng có kích thước khá lớn nên thường khiến trẻ có những triệu chứng bất thường.
Trẻ mọc răng số 6 có thể gây ra nhiều khó chịu hơn do diện tích bề mặt của răng lớn hơn và không thể “cắt” qua mô nướu vì không có đầu sắc nhọn như răng cửa và răng nanh.
Trẻ mọc răng cấm thường bị đau đớn, khó chịu.
Mọc răng cấm bị đau là triệu chứng thường gặp nhất. Trẻ mọc răng này có thể phải chịu cơn đau lâu hơn bình thường. Chà xát vùng má hoặc tai là hậu quả của cơn đau được đề cập trong quá trình phun trào của răng hàm số 6.
Mọc răng có thể gây đau đớn, thậm chí có thể khiến con bạn đau phát sốt. Đây là biểu hiện bình thường của cơ thể để phản ứng lại với các tác nhân bất thường.
Trẻ mọc răng cấm sốt mấy ngày còn tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của trẻ. Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ sốt do mọc răng mà cần theo dõi thêm.
Thông thường trẻ sẽ sốt khoảng 4 ngày trước khi răng mọc và 4 ngày sau khi răng mọc trồi ra khỏi nướu (tổng cộng 8 ngày).
Một số ít trường hợp trẻ mọc răng cấm bị sốt cao.
Gọi cho bác sĩ nếu bé của bạn bị tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn trên cơ thể, sốt cao hơn, hoặc ho và nghẹt mũi. Đây chính là những dấu hiệu bình thường của mọc răng.
Bé mọc răng cấm thường thấy khó chịu ở nướu và bề mặt của răng. Khi răng chuẩn bị thoát ra ngoài mô nướu, khu vực này có thể hơi đỏ hoặc sưng.
Đôi khi, một khu vực chứa đầy chất lỏng tương tự như “vỉ máu” có thể được nhìn thấy trên răng đang phun trào. Mọc răng cấm có thể gây ra các triệu chứng sau:
Thời điểm bé mọc răng cấm khiến bé vô cùng khó chịu và đau đớn. Vì vậy, để giúp trẻ giảm đau trong quá trình mọc răng, bạn cần làm theo một số lưu ý sau:
– Để bé ngậm một vật dụng lạnh trong miệng như: núm vú giả lạnh, muỗng, khăn ướt sạch hoặc đồ chơi dành cho trẻ mọc răng (bằng cao su hoặc nhựa cứng). Không nên cho trẻ dùng đồ vật quá sắc nhọn hoặc quá cứng có thể làm tổn thương niêm mạc của trẻ.
– Trẻ mọc răng số 6 rất thích nhai. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn biết những gì bé đưa vào miệng là an toàn và sạch sẽ.
– Bạn có thể xoa bóp nướu tại khu vực mọc răng của bé một cách nhẹ nhàng. Nếu có thể hãy để cho bé gặm ngón tay của bạn. Hãy thử nhúng ngón tay vào nước mát và mát xa nướu trước mỗi khi ăn uống.
Bé mọc răng cấm phải làm sao?
– Để trẻ uống nước mát có tác dụng làm co nướu và xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
– Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối hoặc nước trà xanh thường xuyên để đẩy lùi cơn đau.
– Trẻ mọc răng cấm phải làm sao khi bị sốt? Cha mẹ nên kết hợp với các biện pháp giảm nhiệt truyền thống như cho bé mặc các đồ mỏng thấm hút mồ hôi nhanh. Thường xuyên lau người cho bé bằng khăn lạnh. Có thể kết hợp sử dụng cùng với miếng dán hạ sốt để nhanh chóng hạ nhiệt cho bé.
– Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ có phương pháp giải quyết đúng cách.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về vấn đề mọc răng cấm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp vui lòng liên hệ 19006900 để được tư vấn miễn phí!