Trang chủ Tin tức nha khoa Hình ảnh sâu răng ở trẻ em. Nguyên nhân và cách chữa sâu răng cho trẻ em

Hình ảnh sâu răng ở trẻ em. Nguyên nhân và cách chữa sâu răng cho trẻ em

I – Tìm hiểu sâu răng ở trẻ em

1. Hình ảnh sâu răng ở trẻ em Việt Nam

Tình trạng sâu răng ở trẻ em Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới WHO, trung bình cứ 10 trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi thì có khoảng 5- 6 trẻ bị sâu răng mất trám.

Ở lứa tuổi 12 tuổi có tới 80 – 85% trẻ em bị sâu răng. Trẻ bị sâu răng sữa trung bình khoảng 85 – 90% (tức hầu hết trẻ em đều có dấu hiệu sâu răng sữa).

Con số này ngày càng tăng do người dân vẫn chưa ý thức được vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ.

Ban đầu, trẻ em có răng sữa phát triển bình thường, nhưng đến độ tuổi ăn dặm trở lên, răng của trẻ bắt đầu bị sâu và mủn dần.

Sâu răng sữa ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ăn uống, tập nói và đặc biệt là quá trình hình thành răng vĩnh viễn sau này.

Bạn có thể hình dung tình trạng này rõ hơn thông qua những hình ảnh sâu răng ở trẻ em dưới đây:

cách phòng chống sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ em Việt Nam thuộc hạng cao nhất thế giới.
hình ảnh sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ có thể khiến răng mủn và mòn dần.
cách chữa sâu răng cho trẻ em
Trẻ bị sâu răng gặp muôn vàn đau đớn, bất tiện.
cách chữa sâu răng ở trẻ nhỏ
Sâu răng ở trẻ nhỏ nghiêm trọng có thể gây mất răng.

2. Dấu hiệu sâu răng ở trẻ 

Triệu chứng sâu răng ở trẻ em có thể dễ nhận biết thông qua một số biểu hiện như sau:

  • Bên ngoài: Đau nhức răng, ê buốt khi dùng nước lạnh, thực phẩm cay nóng hoặc đồ ngọt
  • Bên trong: Xuất hiện đốm trắng nhỏ trên răng, răng bị mục, có lỗ sâu màu nâu, lâu dần hình thành nên vết sâu lớn màu đen.
  • Lâu ngày, răng sâu mủn đi, bị cụt dần, xuất hiện lỗ sâu răng gây dắt thức ăn và đau đớn.

3. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em là gì?

Trước khi tìm hiểu về các cách chữa sâu răng ở trẻ em, phụ huynh cần nhận biết được những nguyên nhân gây bệnh, những dấu hiệu để phát hiện bênh sớm nhất và sự nguy hiểm của nó nếu không điều trị kịp thời.

cách chữa sâu răng ở trẻ emNhững thói quen không tốt hằng ngày là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ.

➢ Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ em:

  • Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Đánh răng chưa đủ, chưa đúng cách
  • Men răng yếu do bẩm sinh hoặc không cung cấp đủ các chất tạo men răng.
  • Mảng bám cao răng lâu ngày.
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh gây giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Ăn những thực phẩm đồ uống chứa nhiều đường, axit, dễ gây sâu răng.

4. Hậu quả sâu răng ở trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời

Bệnh nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm hơn như:

  • Hôi miệng, mất tự tin.
  • Viêm mô quanh răng, nhiễm trùng, áp xe răng, mất răng.
  • Ăn uống kém, sức khỏe giảm sút.
  • Răng vĩnh viễn mọc sai vị trí, lệch khớp cắn.

Những tác hại của sâu răng đối với trẻ em là vô cùng nghiêm trọng không thể coi thường. Vì vậy, cha mẹ cần tìm các cách trị sâu răng cho trẻ tốt nhất để sớm ngăn chặn những biến chứng nếu trên.

II – Thuốc trị sâu răng cho bé loại nào được ưa chuộng?

Hiện nay, có 2 loại thuốc trị sâu răng cho trẻ em đó là thuốc chấm sâu răng dạng lỏng và thuốc kháng sinh chữa sâu răng cho bé.

– Thuốc chấm sâu răng cho trẻ em như: thuốc đặc trị sâu răng Nam Hoàng, thuốc chữa sâu răng dạ thảo liên,… Các loại thuốc này được điều chế từ các cây thuốc nam như bạch chỉ, binh lang, uy linh tiên,… làm giảm cơn đau do sâu răng nhanh chóng, ngừa mảng bám chân răng và hôi miệng.

– Thuốc chữa sâu răng tây y: là các loại thuốc kháng sinh

– Thuốc chữa sâu răng tây y: là các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau thường dùng cho trẻ em như: thuốc, Augmentin, paracetamol, aspirin, amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin…

Vậy các loại thuốc trị sâu răng cho bé nêu trên hiệu quả đến đâu? Hãy cùng tham khảo một số chia sẻ của các “bà mẹ bỉm sữa” dưới đây:

thuốc trị sâu răng cho béthuốc đặc trị sâu răng cho trẻ emChia sẻ thuốc trị sâu răng cho trẻ em có tốt không từ webtretho.

Hầu hết mọi người đều cho biết sau một thời gian sử dụng thuốc chữa sâu răng đều không có hiệu quả, có chăng chỉ làm giảm đau răng tạm thời nhưng không thể chữa dứt điểm tình trạng sâu răng.

Khi sử dụng thuốc trị sâu răng cho bé không thể “hô biến” những chấm đen sâu răng trở lại bình thường mà chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn sâu răng phát triển.

Nếu không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn sâu răng sẽ tiếp tục sinh sôi và phá hoại những chiếc răng sâu của bạn. Đó là còn chưa kể trẻ uống thuốc không rõ nguồn gốc xuất sứ và uống không đúng liều lượng có thể gây tác dụng phụ.

III – Cách chữa sâu răng cho trẻ an toàn ở từng lứa tuổi

1. Cách chữa sâu răng ở trẻ 2 tuổi trở xuống

Trong giai đoạn này, tình trạng sâu răng không quá nghiêm trọng. Việc sử dụng các loại thuốc có công dụng quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể còn non nớt của trẻ. Bạn có thể kiểm soát bằng một số cách trị sâu răng cho trẻ như sau:

– Áp dụng một số cách chữa sâu răng dân gian an toàn cho bé như: lá cây lô hội, súc miệng bằng muối trắng, nước trà xanh hoặc nước gừng.

chữa sâu răng cho béDùng lá cây lô hội chấm vào vị trí răng sâu là cách chữa sâu răng cho bé an toàn.

– Chấm một số loại thuốc chữa sâu răng dạng siro để chấm trực tiếp lên vết sâu răng. Lưu ý, nên hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn hướng dẫn cách sử dụng và liều lượng phù hợp.

2. Cách sâu răng ở trẻ em 3 tuổi trở lên

Đối với trẻ em 3 tuổi trở lên trong trường hợp bệnh sâu răng ở trẻ em mới chớm sâu thì nha sỹ có thể thực hiện 1 trong hai biện pháp sau đây:

  • Đối với trường hợp răng chớm sâu

Cách chữa sâu răng cho trẻ ở giai đoạn đầu là tái khoáng răng. Đây là phương pháp dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Biện pháp này khá đơn giản mà không gây đau nhức cho bé.

cách trị sâu răng cho trẻ emTái khoáng răng cho trẻ trong trường hợp răng bị sâu nhẹ.

  • Cách chữa sâu răng ở trẻ em trường hợp răng xuất hiện lỗ sâu nhỏ gây đau nhức

Khi lỗ sâu đã hình thành trên răng, gây đau nhức cho trẻ thì cần tiến hành điều trị theo phương pháp khác thay vì tái khoáng hay các cách chữa sâu răng tại nhà.

Nha sỹ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu trên răng và hàn trám để tái tạo lại hình dáng cho răng. Thao tác làm sạch vết sâu sẽ giúp loại bỏ các mô răng bệnh chứa vi khuẩn – nguyên nhân gây đau nhức.

Hiện nay nha khoa Paris đang có công nghệ hàn trám răng Laser Tech cho trẻ em vô cùng hiệu quả, không xấm đến răng, bảo tồn mô răng thật. Hiệu quả có thể kéo dài khá nhiều năm, đảm bảo ăn nhai tốt cho bé.

>>> Xem trực tiếp công nghệ hàn trám răng sâu cho trẻ em không đau tại nha khoa Paris:

cách chữa bệnh sâu răng ở trẻ em

  • Đối với trường hợp sâu răng ở trẻ em nặng

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng thì cách chữa sâu răng cho trẻ em tốt nhất là nhổ răng, tránh biến chứng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Hiện nay, công nghệ nhổ răng không đau thế hệ mới tại Nha khoa Paris với quy trình nhổ răng sâu bị lung lay diễn ra an toàn và hạn chế đau nhức một cách tối đa.

IV – Cách phòng chống sâu răng ở trẻ em tránh tái phát

Sau khi điều trị sâu răng cho bé, bạn cũng nên cân nhắc đến các biện pháp phòng ngừa sâu răng tiếp tục xảy ra với các răng khác trên cung hàm. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:

Chăm sóc răng miệng:

  • Đánh răng đủ 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút
  • Súc miệng nước muối sau khi đánh răng
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng

Chế độ ăn uống:

  • Hạn chế ăn uống đồ ngọt, chứa nhiều axit, nước có gas…
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi và flour như: trứng, cá, sữa, rau súp lơ,..

Khám răng định kỳ: Tái khám 3 – 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý ngay khi có dấu hiệu sâu răng ở trẻ em.

Trên đây là những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về cách chữa sâu răng cho trẻ em, nếu còn điều gì thắc mắc bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TƯ VẤN theo form mẫu dưới đây để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng bao lâu thì lành và hết đau? Nhổ răng bao lâu thì trồng lại được?

Nhổ răng bao lâu thì lành và hết đau? Nhổ răng bao lâu thì trồng lại được?

I – Nhổ răng bao lâu thì lành? Trong một số trường hợp nhổ răng là cần thiết để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Đặc biệt đối với răng sâu nặng, mô răng vỡ gần hết, răng lung lay và đau nhức thì tốt nhất nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ...

Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả không? Top 10 cách trị sâu răng tại nhà.

Cách chữa sâu răng tại nhà hiệu quả không? Top 10 cách trị sâu răng tại nhà.

I – Top 7 cách trị sâu răng tại nhà hiệu quả  Sâu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất vẫn là do vi khuẩn có tên là streptococcus mutans cư trú trên các mảng bám cao răng gây nên. Loại vi khuẩn này thường tác động đến các tinh bột ...

Nhổ răng có đau không? Nhổ răng có nguy hiểm không? Ý kiến chuyên gia

Nhổ răng có đau không? Nhổ răng có nguy hiểm không? Ý kiến chuyên gia

I – Nhổ răng có đau không? Chuyên gia giải đáp 1. Trong quá trình nhổ răng có đau không? Nhổ răng là một tiểu phẫu trong nha khoa, được thực hiện trong khoảng từ 20 – 30 phút, đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch thì có thể lâu hơn một ...

Có nên nhổ răng sâu không? Cách nhổ răng sâu hàm dưới/trên không đau

Có nên nhổ răng sâu không? Cách nhổ răng sâu hàm dưới/trên không đau

I – Những điều bạn nên biết trước khi nhổ răng sâu 1. Có nên nhổ răng sâu không? Những trường hợp nên nhổ răng sâu Nhiều người quan niệm cứ sâu răng là nên nhổ. Tuy nhiên, đây là quan niệm rất sai lầm bởi răng sâu ở mức độ nhẹ vẫn có thể ...

Biểu hiện răng sâu vào tủy là gì? Răng chết tủy phải làm sao? Cách điều trị

Biểu hiện răng sâu vào tủy là gì? Răng chết tủy phải làm sao? Cách điều trị

I – Những kiến thức quan trọng cần biết về răng sâu vào tủy 1. Răng sâu vào tủy, răng chết tủy là gì? Răng sâu tới tủy là tình trạng vết sâu răng đã lan vào đến ống tủy. Vi khuẩn cùng axit đã ăn mòn hết phần men răng, ngà răng và tiếp ...

Nhổ răng sâu khi mang thai NÊN hay KHÔNG? Bà bầu nên cân nhắc

Nhổ răng sâu khi mang thai NÊN hay KHÔNG? Bà bầu nên cân nhắc

Trả lời : Chào bạn Thanh Thảo ! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Có nên nhổ răng sâu khi mang thai không?” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như:  Bà bầu thường có nguy cơ bị sâu răng ...