- Nhổ răng sâu khi mang thai NÊN hay KHÔNG? Bà bầu nên cân nhắc
- Cách điều trị răng sâu bị vỡ lỡn & chảy máu HIỆU QUẢ Triệt Để
- Quy trình nhổ răng sâu theo tiêu chuẩn quốc tế an toàn nhất
- Răng khôn bị sâu phải làm sao? Chuyên gia tư vấn
- Cách nhổ răng sữa bị sâu Nhẹ Nhàng – Đảm Bảo an toàn nhất cho trẻ em
- Cách điều trị răng hàm sâu răng Hiệu Quả tốt nhất năm
Mục lục bài viết
I – Những thông tin cơ bản về răng sún ở trẻ em
1. Răng sún là gì? Hình ảnh bé bị sún răng
Trẻ nhỏ có lớp men răng và ngà răng rất mỏng, đồng thời độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên dễ dàng bị tổn thưởng bởi vi khuẩn gây hại khi khoang miệng không được làm sạch.
Khi men răng bị tổn thương dần dần làm thể tích thân răng giảm, sún răng lan rộng ra toàn bộ bề mặt răng có màu đen hoặc nâu. Mức độ lan sang các răng khác tương đối nhanh nếu không được kiểm soát kịp thời.
Nếu bé bị sún răng ở mức độ nặng thì toàn bộ răng sữa của bé chỉ còn những mỏm nhỏ nằm sát lợi gây ảnh hưởng đến ăn nhai, tiêu hóa và giao tiếp. Bệnh thường xảy ra với trẻ từ 1 – 3 tuổi.
Dưới đây là hình ảnh sún răng của trẻ, bạn có thể xem chi tiết để biết răng sún là gì:
Sún răng sữa ở trẻ nhỏ
Răng sún ở trẻ mức độ nặng
Hàm răng sún ở trẻ em
MÔ TẢ TÌNH TRẠNG RĂNG CỦA TRẺ
CHUYÊN GIA TƯ VẤN MIỄN PHÍ
2. Bé bị sún răng nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến em bé sún răng và sẽ có 6 nguyên nhân chính sau đây:
- Ăn kẹo sún răng: Hầu hết trẻ em đều thích ăn kẹo, ăn đồ ngọt, đồ uống có ga và uống sữa vào ban đêm. Những thực phẩm này nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn thì vi khuẩn bào mòn men răng gây sún răng.
- Do uống nhiều kháng sinh: Uống thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến men răng của trẻ, sản sinh axit phá hủy men răng.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, flour: Khiến răng của bé dễ bị tổn thương
- Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu như đang mang thai mà mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline thì sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
- Cách chăm sóc răng không đúng cách: Nếu cha mẹ không vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây răng sún.
Ngoài ra, trẻ mắc bệnh vàng da có thể gây ảnh hưởng tới men răng và tỷ lệ răng sún sẽ cao hơn trẻ em không mắc bệnh này.
3. Các trường hợp răng sún ở trẻ
Trẻ bị sún răng sớm thường xảy ra các trường hợp sún răng cửa, sún răng sữa và một số trường hợp trẻ bị viêm lợi khi sún răng. Cụ thể như sau:
- Sún răng cửa, răng sữa:
Gần như 100% trẻ bị sún răng đều xảy ra ở răng cửa. Lúc này răng trẻ xuất hiện màu nâu, lâu dần chuyển sang đen và ngày càng bị ăn mòn do sún.
Sún răng sữa đặc biệt là răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến trẻ có nguy cơ bị nói ngọng.
Trẻ bị sún răng sữa
- Trẻ bị sún răng viêm lợi:
Khi răng sún tiển triển nặng chỉ còn những mỏm răng nhỏ tụt xuống dưới lợi có thể dẫn đến viêm lợi. Không những vậy, khi răng sún bị mòn dần ăn vào tủy khiến bé đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé.
Trẻ bị sún răng viêm lợi
II – Trẻ bị sún răng phải làm sao?
Nếu răng trẻ bị sún mà không được điều trị sớm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, dễ nói ngọng ảnh hưởng đến giao tiếp và tác động xấu tới răng vĩnh viễn, có thể khiến răng mọc lệch lạc làm mất thẩm mỹ khuôn mặt.
Vì vậy, trị sún răng cho trẻ là vô cùng cần thiết. Dưới đây là phương pháp chữa sún răng cho bé cha mẹ có thể áp dụng.
1. Thuốc trị sún răng cho bé
Cha mẹ thường có thói quen cho trẻ uống thuốc kháng sinh để điều trị sún răng. Nhưng thực chất thuốc kháng sinh chính là thủ phạm gây hỏng men răng, vàng răng dẫn đến sún răng ở trẻ.
Vì vậy, nếu bé gặp tình trạng răng sún để bảo vệ răng của bé thì cha mẹ không nên tùy tiện cho bé uống bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2. Chữa sún răng cho bé dứt điểm tại nha khoa
Cách tốt nhất để chữa sún răng cho bé là đưa bé đến nha khoa ngay để được thăm khám và tìm rõ nguyên nhân, cũng như mức độ sún răng để từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm, phù hợp nhất.
Thông thường sẽ có hai cách điều trị với bệnh răng sún ở trẻ như sau:
- Bé sún răng mức độ nhẹ:
Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hàn trám Laser Tech để ngăn chặn tình trạng sún răng. Bằng các vật liệu trám chuyên dụng, cùng ứng dụng công nghệ hàn trám hiện đại vào điều trị đảm bảo an toàn cho bé và cho hiệu quả cao.
Nếu cha mẹ thực hiện trám răng sớm cho bé có thể giữ được toàn bộ răng sữa, giúp trẻ ăn nhai tốt, tiêu hóa tốt, từ đó trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
- Bé sún răng mức độ nặng:
Khi răng sún răng chỉ còn mõm nhỏ, lợi tụt xuống đồng thời làm hở tủy răng, ngà răng lộ ra ngoài khiến trẻ đau nhức, quấy khóc và biếng ăn. Lúc này, tùy vào độ tuổi của trẻ bác sĩ sẽ chỉ đị nhổ răng sún để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
(➦ Xem chi tiết công nghệ nhổ răng không đau TẠI ĐÂY)
Việc nhổ răng sữa bị sún sẽ được bác sĩ khám kỹ lưỡng để được ra quyết định phù hợp. Vì nếu như nhổ răng quá sớm có thể gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, khiến răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau từ đó gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sau.
MÔ TẢ TÌNH TRẠNG RĂNG CỦA TRẺ
CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ MIỄN PHÍ

Có thể thấy, tình trạng sún răng ở trẻ là vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con là cha mẹ nên đưa bé đến nha khoa khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần. Đồng thời, quan tâm đến việc vệ sinh răng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để ngăn ngừa bệnh lý răng hiệu quả.
Trên đây là những thông tin mới và quan trọng về bệnh răng sún ở trẻ nhỏ. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn có thể liên hệ với chuyên gia trên 20 năm kinh nghiệm bằng 2 cách sau:
→ Cách 1: Nhấc máy gọi ngay tổng đài 1900.6900
→ Cách 2: Đăng ký Form tư vấn ở cuối bài