Trang chủ Tư vấn nhổ răng Dấu hiệu áp xe răng là gì? Bị áp xe răng uống thuốc gì? Cách điều trị áp xe hiệu quả

Dấu hiệu áp xe răng là gì? Bị áp xe răng uống thuốc gì? Cách điều trị áp xe hiệu quả

I. Áp xe răng – Những thông tin cần biết

1. Áp xe răng là gì?

Áp xe răng là một tập hợp mủ hình thành bên trong răng, nướu hoặc xương ổ răng. Nó là một dạng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thường gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Quan trọng nhất, khi bị áp xe chân răng, bạn nên đến nha khoa sớm vì bệnh có thể lây lan sang các cơ quan khác, dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng.

áp xe răng là gì

Áp xe răng là gì thì nó còn biến chứng dưới rất nhiều dạng, có thể phân biệt như sau:

  • Áp xe nướu: Áp xe chỉ ở mô nướu và không ảnh hưởng đến răng hoặc dây chằng nha chu.
  • Áp xe nha chu: Áp xe bắt đầu trong các cấu trúc mô xương hỗ trợ của răng.
  • Áp xe quanh chân răng có ổ: áp xe này bắt đầu trong tủy mềm của răng.

2. Dấu hiệu áp xe răng

Các triệu chứng của áp xe chân răng bao gồm:

  • Đau dữ dội, nhói ở răng, nướu bị sưng tấy, lên mủ, có màu đỏ tươi. 
  • Cơn đau lan đến mang tai, hàm và cổ cùng bên với răng hoặc nướu bị ảnh hưởng
  • Cơn đau nặng hơn khi nằm xuống, có thể làm phiền giấc ngủ của bạn
  • Răng mềm, có hiện tượng nhiễm màu hoặc lỏng lẻo
  • Răng nhạy cảm với thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh
  • Hôi miệng hoặc mùi khó chịu trong miệng

Nếu nhiễm trùng lây lan sâu hơn vào hàm và các mô xung quanh, bạn cũng có thể bị sốt và cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, còn ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể

Trong trường hợp nghiêm trọng, áp xe chân răng còn khiến bạn khó há miệng, khó nuốt hoặc thở.

3. Bị áp xe răng có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng cũng có thể lan sâu hơn vào mô nướu, ảnh hưởng đến răng và xương xung quanh. 

Đây là nguyên nhân khiến bạn bị đau và sưng ngày càng dữ dội. Ngoài ra, nhiễm trùng còn có thể di chuyển đến các bộ phận khác trên khuôn mặt và cơ thể của bạn. Cụ thể như sau: 

  • Phải nhổ bỏ răng: 

Nếu bạn đang bị áp xe răng khôn thì nguy cơ phải nhổ bỏ gần như là 100%. Vì nếu không nhổ sớm thì ổ nhiễm trùng có thể lan sang răng số 7, thậm chí cả ổ xương hàm, khiến các răng bên cạnh viêm sâu, lung lay, gãy rụng.

áp xe răng có nguy hiểm khôngÁp xe răng vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới mất răng, thậm chí là tử vong. 

  • Viêm nội tâm mạc 

Viêm nội tâm mạc là hệ quả của áp xe răng số 8 lây lan qua mạch máu. Các vi khuẩn này thậm chí có thể lan đến tim, gây nhiễm trùng và dẫn đến tử vong.

Bên cạnh đó, y khoa cũng ghi nhận một số trường hợp bị nhiễm trùng nướu lây lan vào máu, gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác, gọi là hiện tượng nhiễm trùng huyết.

  • Áp xe não: 

Đến lúc này, chắc bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc áp xe răng có nguy hiểm không? Nhiễm trùng áp xe răng có thể lan đến não thông qua mạch máu, dẫn đến hôn mê sâu, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

trẻ bị áp xe răng sữa có nên nhổ răng không

4. Trẻ bị áp xe răng sữa có nên nhổ răng không?

Khi bé  nhà bạn có những triệu chứng của áp xe, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín, và gần nhất để các bác sĩ thăm khám cụ thể.

Từ đó đưa ra cách điều điều trị áp xe răng cho bé là có nên nhổ hay không? Bố mẹ TUYỆT ĐỐI không được tự ý nhổ răng sữa cho trẻ

II – Bị áp xe răng uống thuốc gì?

Trong thời gian chờ gặp nha sĩ, thuốc giảm đau có thể giúp kiểm soát cơn đau của bạn. Vậy áp xe răng uống thuốc gì để làm suy giảm cơn đau nhức cũng như đảm bảo an toàn cho nướu răng?

– Ibuprofen là thuốc giảm đau được các bác sĩ khuyên dùng khi bị áp xe quanh chân răng. Nhưng nếu bạn không thể dùng nó vì mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì hãy sử dụng paracetamol để thay thế. Lưu ý, thuốc giảm đau aspirin không nên cho trẻ em dưới 16 tuổi.

– Nếu một loại thuốc giảm đau không thể làm giảm những cơn đau của bạn, hãy dùng cả paracetamol và ibuprofen theo đúng liều lượng kê đơn của bác sĩ.

áp xe răng uống thuốc gìÁp xe quanh chân răng có ổ uống thuốc gì? 

Chú ý không được cho trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng các loại thuốc này. Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối ấm để hạn chế sưng đau trước khi đến khám nha khoa.

– Thuốc kháng sinh có thể giúp làm giảm sưng, ngăn ngừa tái phát và ngăn chặn nhiễm trùng lây lan sang các khu vực lân cận.

Mặt khác, bạn nên lưu ý rằng những loại thuốc trên chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm tình trạng áp xe răng. Cách điều trị dứt điểm và duy nhất là đến nha sĩ. 

III –  Bị áp xe răng phải làm sao? Cách điều trị áp xe răng triệt để

Hãy nhớ rằng áp xe nướu sẽ không tự lành hoàn toàn. Cho nên, bạn phải gặp nha sĩ để điều trị vì việc chích mổ và sát khuẩn ống dẫn lưu là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật tay nghề cao của bác sĩ. 

Tuy nhiên, phương pháp điều trị áp xe răng còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể như sau: 

  • Rạch áp xe:

Áp xe cần phải được cắt bỏ túi mủ có chứa vi khuẩn, để vi khuẩn gây nhiễn trùng thoát ra ngoài. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ trước khi thực hiện. 

Điều trị áp xe răng gồm 2 bước chính: rút hết áp xe và sát khuẩn nhiễm trùng trong túi nha chu của bạn. Nha sĩ sẽ thực hiện một quy trình làm sạch sâu, điều trị nội nha để loại bỏ mảng bám và cao răng từ bên trên và sâu bên dưới đường nướu.

  • Điều trị áp xe quanh chóp:

Điều trị tủy sẽ được sử dụng để loại bỏ áp xe. Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan để khoan một lỗ vào răng chết để mủ có thể chảy ra. Bất kỳ mô nướu răng bị hỏng sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

  • Điều trị áp xe nha chu: 

Áp xe sẽ được dẫn lưu và làm sạch túi nha chu. Các bề mặt của chân răng sau đó sẽ được làm nhẵn bằng cách thu nhỏ vào bên dưới đường nướu. Điều này giúp răng lành lại và ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.

áp xe răng ở trẻ emCách điều trị áp xe răng sẽ phù hợp với từng trường hợp

Sau khi hút mủ và sát khuẩn ổ nhiễm trùng, tùy từng mức độ và tình trạng áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành đắp vạt nướu, tái tạo mô nướu bị mất. Đồng thời, nếu mô răng thật vẫn có thể duy trì được, nha sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng.  

  • Phẫu thuật:

Những người bị áp xe quanh chóp và nhiễm trùng tái phát có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ mô bệnh. Những người bị áp xe nha chu và nhiễm trùng định kỳ có thể phải lấy lại mô nướu và bỏ túi nha chu. 

Nếu áp xe răng trở lại, ngay cả sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải nhổ bỏ răng.

  • Nhổ bỏ răng:

Trước khi tiến hành bất cứ biện pháp điều trị nào, bác sĩ sẽ sử dụng X-quang nha khoa để xác định xem tình trạng cả bạn có dẫn đến mất xương hay không. Tùy thuộc vào mức độ mất xương, nha sĩ của bạn có thể sẽ nhổ răng của bạn. 

Theo đó, Nha khoa Paris- hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ y bác sĩ trình độ cao sẽ giúp bạn điều trị áp xe nướu AN TOÀN và TRIỆT ĐỂ. 

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ là thành viên của Hiệp hội nha khoa thẩm mỹ châu Âu (ESCD), trung tâm còn sở hữu những thiết bị máy móc tiên tiến, nhập khẩu từ Pháp cùng công nghệ điều trị tủy, áp xe răng RECIPROC® Blue hiện đại. 

!Lưu ý:

– Sau khi phần chân răng bị áp xe được điều trị thì điều quan trọng là bạn cần phải thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Chú ý chải răng hàng ngày nhưng không được đụng đến chỗ răng nhổ bị áp xe.

– Thực hiện súc miệng hàng ngày với nước muối để hạn chế viêm nhiễm có thể xảy ra. Nên tránh các thức ăn chứa nhiều đường và nên súc miệng bằng nước lọc sau khi sử dụng các đồ uống thực phẩm ngọt.

Nếu bạn đang bị áp xe răng nhưng còn phân vân không biết nên điều trị như thế nào, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số 1900 6900 để được trực tiếp các bác sĩ tư vấn về tình trạng răng miệng của bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng có đau không? Nhổ răng có nguy hiểm không? Ý kiến chuyên gia

Nhổ răng có đau không? Nhổ răng có nguy hiểm không? Ý kiến chuyên gia

I – Nhổ răng có đau không? Chuyên gia giải đáp 1. Trong quá trình nhổ răng có đau không? Nhổ răng là một tiểu phẫu trong nha khoa, được thực hiện trong khoảng từ 20 – 30 phút, đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch thì có thể lâu hơn một ...

Khi nào mới nhổ răng đã lấy tủy và có đau không? [BS tư vấn]

Khi nào mới nhổ răng đã lấy tủy và có đau không? [BS tư vấn]

Trả lời : Chào bạn Thanh Bình ! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu và có cần nhổ răng đã lấy tủy không” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như ...

Giá nhổ răng cửa bao nhiêu tiền? Bảng giá CHI TIẾT năm 2019

Giá nhổ răng cửa bao nhiêu tiền? Bảng giá CHI TIẾT năm 2019

Trả lời : Chào bạn Trúc Linh ! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Giá nhổ răng cửa đảm bảo là bao nhiêu tiền” của bạn, Nha khoa Paris xin được giải đáp cụ thể như sau. 1- Tại sao phải nhổ răng cửa? ...

Nhổ răng số 6 có đau không và có biến chứng gì không?

Nhổ răng số 6 có đau không và có biến chứng gì không?

Câu hỏi: Thưa bác sỹ Paris. Gần đây, em có một răng số 6 hàm dưới rất đau nhức do bị sâu. Cơn đau nhức buốt lên tận óc nữa. Trước kia răng bị vỡ và em đã đi hàn trám rồi nhưng sau đó chỗ trám lại bong và răng vỡ nhiều hơn. Bây ...

Nhổ răng khôn mọc lệch bao nhiêu tiền? Bảng giá MỚI 2019

Nhổ răng khôn mọc lệch bao nhiêu tiền? Bảng giá MỚI 2019

Trả lời: Chào bạn Hoàng Nam! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn về cho chuyên mục tư vấn nha khoa Paris. Với câu hỏi của bạn về vấn đề “nhổ răng khôn mọc lệch hết bao nhiêu tiền?” chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau: 1/ ...

Thực hư chuyện nhổ răng làm giảm tuổi thọ và trí nhớ

Thực hư chuyện nhổ răng làm giảm tuổi thọ và trí nhớ

Có không ít những thông tin cho rằng nhổ răng làm giảm tuổi thọ và trí nhớ của con người. Thực hư của vấn đề này như thế nào chúng tôi đã xin ý kiến tư vấn từ phía các bác sỹ nha khoa giỏi và cho kết quả sau đây: 1. Nhổ răng làm ...