- Nhổ răng sâu khi mang thai NÊN hay KHÔNG? Bà bầu nên cân nhắc
- Cách điều trị răng sâu bị vỡ lỡn & chảy máu HIỆU QUẢ Triệt Để
- Quy trình nhổ răng sâu theo tiêu chuẩn quốc tế an toàn nhất
- Răng khôn bị sâu phải làm sao? Chuyên gia tư vấn
- Cách nhổ răng sữa bị sâu Nhẹ Nhàng – Đảm Bảo an toàn nhất cho trẻ em
- Cách điều trị răng hàm sâu răng Hiệu Quả tốt nhất năm
Mục lục bài viết
I – Kinh nghiệm nhổ răng khôn
Răng khôn (răng số 8) là răng mọc sau cùng trên cung hàm. Chiếc răng này không mọc ở thời điểm lúc bắt đầu thay răng vĩnh viễn mà sẽ mọc sau đó, lúc tất các các răng đã được hoàn thiện (từ 17-25 tuổi). Thông thường, hàm răng sẽ có 2 răng số 8 ở hàm trên và 2 răng số 8 ở hàm dưới.
Việc mọc sau cùng khiến hàm răng của mỗi người đôi lúc không đủ chỗ để răng số 8 mọc, dẫn tới việc răng khôn mọc ngầm, mọc xiên xẹo gây nên sự xô lệch giữa các răng, sưng nướu, đau đớn dai dẳng.
Răng khôn thường không có chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ nên khi răng khôn gây đau nhức, phiền toái thì các bác sĩ thường khuyên nên nhổ bỏ chiếc răng này.
Răng khôn mọc thẳng có thể không ảnh hưởng gì tuy nhiên với những răng khôn mọc thẳng đây thực sự là một điều phiền toái!
(➥ Xem CHI TIẾT công nghệ nhổ răng số 8 TẠI ĐÂY)
Nhổ bỏ răng khôn rất nguy hiểm bởi răng nằm ở phía trong cùng, có hình dáng phức tạp nên việc nhổ bỏ đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao và cơ sở thiết bị y tế hiện đại.
Sau đây là một số kinh nghiệm nhổ răng răng số 8 trong từng trường hợp:
1. Kinh nghiệm nhổ răng khôn mọc thẳng
Theo định luật bảo toàn răng thật, răng khôn khi mọc thẳng không làm xô lệch các răng bên cạnh, không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai thì không nhất thiết phải nhổ răng số 8. Việc nhổ răng khôn mọc thẳng phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong các trường hợp sau:
Bạn Silkthi chia sẻ về trường hợp răng khôn mọc thẳng của mình
– Nhổ răng số 8 mọc thẳng khi răng bị sâu, vỡ, gãy không thể điều trị để phục hình răng được dẫn tới việc bắt buộc phải nhổ bỏ.
Trường hợp răng khôn không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và gây ra các bệnh răng miệng nghiêm trọng: viêm nha chu, sâu răng, xô lệch răng, gẫy răng…
– Răng số 8 mọc thẳng được bác sĩ chỉ thị nhổ trong một số trường hợp niềng răng. Khi đã nhổ đủ các răng số 4 mà vẫn không đủ chỗ để dãn răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng số 8 mọc thẳng để tạo khoảng trống trong việc niềng răng.
Nhổ răng khôn mọc thẳng không đáng sợ như nhiều người nghĩ
– Việc nhổ răng khôn mọc thẳng cũng giống như nhổ những chiếc răng bình thường khác, không quá đau đớn và nguy hiểm, bạn nên giữ cho mình tâm lý thoải mái, không căng cứng để bác sĩ có thể dễ dàng thao tác hơn.
2. Kinh nghiệm nhổ răng khôn mọc lệch
Khác với trường hợp răng khôn mọc thẳng, răng khôn mọc lệch đem lại sự phiền toái, những cơn đau nhức không hồi kết và nỗi khiếp sợ của nhiều người.
Răng số 8 mọc lệch chèn lên răng số 7 và nướu dẫn tới những cơn ê buốt kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp này, việc nhổ bỏ răng khôn là điều cần thiết.
Tuy nhiên, để nhổ chiếc răng này, bạn nên chú ý một số kinh nghiệm sau:
Kinh nghiệm nhổ răng số 8 đầy đau đớn của bạn angmaybuon22
– Răng khôn mọc lệch (có thể lệch trên, lệch dưới, lệch cả trên lẫn dưới, mọc ngầm) đều phải được nhổ bỏ theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường việc nhổ răng khôn thường theo cặp (cặp răng khôn trên và dưới cùng phía) để đảm bảo bạn có thể ăn với phía hàm răng còn lại.
– Bác sĩ sẽ tiến hành rạch lợi hoặc cưa răng với trường hợp răng mọc khó nên bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần nhổ răng khôn không hề nhẹ nhàng như các răng khác. Việc chuẩn bị tâm lý phần nào sẽ giúp các bạn đỡ sợ hơn trong quá trình nhổ răng.
Bạn Cuushaun87 chia sẻ về kinh nghiệm nhổ răng khôn của mình
– Trường hợp nhổ 4 răng một lúc là khi bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gây mê, bạn sẽ hoàn toàn rơi vào trạng thái ngủ khi bác sĩ thực hiện nhổ răng. Sau đó, bạn cần thời gian nằm viện 1 tuần để được bác sĩ theo dõi và phục hồi sức khỏe.
Với những kinh nghiệm mà bạn ChopperRumbleBall chia sẻ thì với việc nhổ răng khôn chúng ta luôn phải chọn những nơi uy tín, đáng tin cậy
– Nhiều trường hợp sẽ không được nhổ răng luôn mà phải uống thuốc kháng viêm để nướu xung quanh răng số 8 không viêm, tránh các bệnh răng miệng nguy hiểm
– Sau khi nhổ răng, bạn nên có thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, ăn các đồ ăn mềm, tái khám cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sĩ.
II – Kinh nghiệm nhổ răng cho bé
Quá trình thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn ảnh rất quan trọng đối với sự hình thành, phát triển răng của trẻ sau này vì các bậc phụ huynh nên đặc biệt chú ý tới giai đoạn này ở trẻ. Nhổ răng sữa sai cách có thể khiến răng vĩnh viễn về sau mọc sai lệch, vị trí các răng không đều nhau.
Bố mẹ không nên tự nhổ răng cho con tại nhà mà nên đưa các con đến nha sĩ để thực hiện thăm khám và nhổ răng sữa bởi đi nha sĩ sẽ đảm bảo an toàn cho hàm răng của trẻ, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh răng miệng cho con một cách chính xác, hiệu quả.
Nhổ răng đối với các bé là việc rất “đáng sợ” bởi tâm lý sợ đau, sợ bác sĩ, sợ kim tiêm, sợ mất đi một phần cơ thể và sợ chảy máu.
Biểu hiện của những trường hợp này là các bé sẽ khóc lóc, la hét, giãy giụa… và không hợp tác với bác sĩ. Điều này gây áp lực lên tâm lý của các bậc phụ huynh cũng như có thể gây tổn thương cho bé khi bác sĩ thực hiện thao tác, ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau và các răng khác của bé trên cung hàm.
Việc tới nha sĩ nhổ răng sữa vô cùng quan trọng cho sự hình thành các răng vĩnh viễn của bé
Một số kinh nghiệm nhổ răng cho bé mà các bậc phụ huynh nên quan tâm:
- Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Cởi bỏ tâm lý sợ hãi, đau đớn cho bé về việc nhổ răng không phải là việc dễ dàng với bố mẹ vì trong tiềm thức của các bé luôn cảm thấy sợ đau khi mất đi một phần nào đó của cơ thể hoặc chúng đã được nghe một số trải nghiệm về nhổ răng không mấy tốt đẹp của những người anh, chị, họ hàng kể lại.
Việc của bố mẹ là giải thích cho bé về cơ chế thay răng, việc nhổ bỏ răng là điều cần thiết bởi nếu không nhổ sẽ gây ra những tác hại to lớn như: sâu răng, hỏng răng…. Cha mẹ nên an ủi con răng việc này không đau như con nghĩ, sẽ qua rất nhanh, và khen con vô cùng dũng cảm nếu con vượt qua thử thách này.
Một kinh nghiệm nhổ răng cho bé rất hay được nick drnhuluong chia sẻ
Cha mẹ có thể kể những câu chuyện về về những người bị sâu răng hoặc cho trẻ xem những video hình ảnh ngộ nghĩnh về răng sâu, nhổ răng để con cảm thấy đỡ sợ hãi hơn.
Khi tới nha khoa, cha mẹ nên hạn chế để bé chờ lâu hoặc nghe thấy tiếng khóc của các bé nhổ răng trước. Ngoài ra tránh cho bé nhìn thấy kim tiêm và máu để bé không bị mất tinh thần và ám ảnh trong những lần nhổ răng tiếp theo. Luôn ở cạnh bé, an ủi bé cho bé đỡ sợ.
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc sau khi bé nhổ răng xong
Sau khi nhổ răng xong, bé sẽ có cảm giác đau nhức và khó chịu. Bố mẹ nên chuẩn bị gạc sạch để vệ sinh răng cho con, nhắc nhở con tránh việc đá lưỡi vào hay cho tay vào làm tổn thương, nhiễm trùng vết nhổ răng.
Nick Kittytridung kể lại lần đưa con đi nha sĩ nhổ răng
Kinh nghiệm nhổ răng cho bé của Lam Thi là nên nói chuyện trước với bác sĩ để các bé không bị ám ảnh
Bố mẹ chuẩn bị thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau dễ uống để phòng ngừa trường hợp nhiều trẻ có thể bị sốt sau khi nhổ răng xong.
Ngoài ra, phụ huynh nên lưu số điện thoại để hỏi bác sĩ trong những trường hợp khẩn cấp, chuẩn bị mọi phương án để việc nhổ răng của con bình phục nhanh nhất.
III – Chia sẻ kinh nghiệm nhổ răng khểnh, răng nanh
Răng khểnh, răng nanh được biết đến như răng duyên, thường mọc hơi chếch ra ngoài so với các răng khác trên cung hàm.
Khi răng khểnh mọc lệch nhẹ sẽ đem lại sự duyên dáng cho gương mặt, khiến gương mặt trở nên có điểm nhấn, thu hút người đối diện.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, răng khểnh mọc lệch quá nhiều gây mất thẩm mỹ cho gương mặt, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng.
Trong một số trường hợp, việc nhổ răng khểnh, răng nanh là điều cần thiết
Nhiều người sẽ có suy nghĩ nhổ răng khểnh, răng nanh để cải thiện hàm răng của mình, vậy kinh nghiệm nhổ răng khểnh, răng nanh là gì? Các bạn phải chú ý đến những điểm sau đây:
- Răng khểnh, răng nanh của bạn có thực sự phải nhổ không? Vì theo quy tắc bảo toàn răng thật, răng khểnh không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình ăn nhai, thẩm mỹ thì không nhất thiết phải nhổ răng.
- Trường hợp răng khểnh bị sâu, mắc các bệnh lý không thể điều trị, bạn nên đến nha khoa để nhổ răng khểnh, phòng trường hợp bệnh lý răng tác động không tốt đến các răng còn lại trên cung hàm.
- Bạn nên đến những nha khoa có uy tín, máy móc thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bạn. Thông thường, bác sĩ nhổ răng khểnh để phục vụ cho quá trình niềng răng sau đó.
Một số kinh nghiệm nhổ răng khểnh, răng nanh được chia sẻ tại trang webtretho:
Bạn le.186 có những chia sẻ về nhổ răng khểnh, răng nanh
Bạn thucuc_lovely chia sẻ về việc nhổ răng khểnh không hề đáng sợ
Nick cobehaycuoi chia sẻ về việc nhổ răng khểnh
Bài viết đã chỉ ra một số kinh nghiệm nhổ răng theo từng đối tượng, từng loại răng. Hi vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về việc nhổ răng thông qua bài viết này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ đến hotline 1900.6900 để được giải đáp. Xin cảm ơn!