Trang chủ Bệnh răng miệng thường gặp phải Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? Cách vệ sinh răng miệng đúng cách

Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? Cách vệ sinh răng miệng đúng cách

I – Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?

1. Tại sao phải vệ sinh răng miệng đúng cách?

Một vấn đề được coi là “biết rồi khổ lắm nói mãi” là vì sao phải vệ sinh răng miệng. Lợi ích của việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ đơn giản là làm sạch răng mà nó còn có rất nhiều những tác dụng sau đây:

  • Giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giảm tình trạng sâu răng đau nhức.
  • Ngăn ngừa bệnh viêm lợi và hôi miệng.
  • Giúp răng trắng sáng hơn.
  • Loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa, tăng thẩm mỹ cho răng
  • Bù đắp các khoáng chất cần thiết cho răng, giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng, giòn răng.
  • Hạn chế tình trạng rụng răng sớm.
  • Cho bạn hơi thở thơm mát và nụ cười tự tin trước đám đông.

>>> Xem ngay VIDEO Cảnh báo rụng cả hàm răng vì vệ sinh răng miệng sai cách <<<

thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách

Click ngay tại đây!!

Qua những giải thích việc vệ sinh răng miệng đúng cách trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn đúng đắn hơn và chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu “lột xác” cho chu trình chăm sóc răng miệng hằng ngày.

2. Bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng 8 món thiết yếu trong gia đình

Để chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp, bạn cần bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng 8 món bao gồm:

  • 1 bàn chải đánh răng
  • 1 bàn chải lưỡi
  • 1 gương nha khoa
  • 3 tăm chỉ nha khoa
  • 1 dụng cụ cạo vôi răng cứng đầu
  • 1 đầu tẩy bám mảng bám trên răng

bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng 8 mónDụng cụ vệ sinh răng miệng đầy đủ nhất.

Ngoài ra, các vật dụng chăm sóc răng miệng cũng vô cùng quan trọng tăng hiệu quả gấp nhiều lần bạn có thể tham khảo như: máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng (ví dụ như bình xịt vệ sinh răng miệng soocas w3), gạc vệ sinh răng miệng cho bé (gạc vệ sinh răng miệng xylitol baby bro),…

3. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách

Một quy trình vệ sinh răng miệng bao gồm những bước sau:

– Bước 1: Dùng tăm chỉ nha khoa ngay sau khi ăn xong.

– Bước 2: Dùng máy xịt vệ sinh răng miệng power floss để một lần nữa làm sạch răng và rửa trôi mảng bám mà tăm chỉ không thể làm sạch được.

– Bước 3: Đánh răng: Dùng bàn chải có đầu lông mềm, bóp thêm một lượng kem đánh răng phù hợp. Sau đó, làm ẩm miệng rồi chải lên răng.

Đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ chải nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc. Chải lần lượt từ ngoài vào trong, nhất là các mặt và mắt thường khó nhìn thấy. Nhổ bọt ra ngoài và súc miệng lại với nước là xong.

– Bước 4: Vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng có sẵn. Súc mạnh trong khoảng 30 giây, nghiêng đầu sang 2 bên, khò cổ họng rồi nhổ ra ngoài.

cách vệ sinh răng miệng đúng cáchCách chải răng đúng cách theo chuyên gia hướng dẫn.

Đây là các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách chung cho mọi người, tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi hay từng trường hợp sẽ có những lưu ý riêng. Bạn có thể theo dõi tiếp phần II dưới đây.

II – Cách vệ sinh răng miệng đúng cách cho từng trường hợp

1. Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi điều tối kỵ là chà sát quá nhiều hay sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng cứng và có chất tẩy rửa mạnh. Cách vệ sinh răng miệng bé khoảng 10 tháng tuổi trở xuống như sau:

cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinhHướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Chuẩn bị một cốc nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng pha sẵn.
  • Bế trẻ nằm ngang trên tay trái, hướng mặt đối diện với mặt của bạn.
  • Dùng gạc vệ sinh răng miệng trẻ em baby bro hoặc các loại dụng cụ tưa lưỡi đầu silicon đã được khử trùng đeo vào ngón tay trỏ của tay phải để lau miệng cho bé.
  • Nhúng khăn vệ sinh răng miệng cho bé vào nước muối và lau từ ngoài vào trong theo chiều đẩy ra ngoài.
  • Lau lần lượt vùng nướu răng, lưỡi và xung quanh miệng của bé.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày 1 lần, nhất là sau khi bú sữa.

2. Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi, 2 tuổi vô cùng quan trọng để định hình thói quen cho trẻ sau này. Nên nhớ, trẻ mới ở giai đoạn tập làm quen với các dụng cụ vệ sinh răng miệng nên cần kiên trì hướng dẫn bé, đừng bỏ cuộc hay bắt ép trẻ.

Bước xỉa răng bằng chỉ nha khoa. Do đầu chỉ nha khoa sắc nhọn và khá khó dùng nên bạn có thể giúp trẻ trong phần này. Hãy nâng môi của bé lên để nhìn những thức ăn và mảng bám trong kẽ răng để gẩy chúng ra ngoài.

Bước tiếp theo, cùng trẻ tập đánh răng trong vòng 2 phút. Bạn làm mẫu cho trẻ 1 lần và cầm tay trẻ để chỉ dạy cách vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé. Chải sạch tất cả các mặt răng bên trong, nướu và lưỡi.

Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổiCách vệ sinh răng miệng bé 1 tuổi – 2 tuổi như thế nào?

Dạy trẻ nhổ kem đánh răng còn thừa ra ngoài và súc miệng lại với nước.

Thường xuyên đến thăm khám nha sĩ để kiểm tra quá trình mọc răng sữa hay trẻ có mắc vấn đề bệnh lý răng miệng nào không.

Cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi hay 1 tuổi khi mới mọc răng cần dùng khăn sô để lau nước dãi mà bé chảy ra ngoài.

Sau khi đánh răng, có thể dùng gạc vệ sinh răng miệng xylitol baby bro, nhúng với nước mát để lau vào nướu, giúp giảm cảm giác đau cho trẻ.

Cách giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ là hạn chế để trẻ ăn loại thực phẩm chứa nhiều đường và axit để hạn chế gây sâu răng.

* Lưu ý: Phương pháp này có thể áp dụng làm cách vệ sinh răng miệng cho bé trên 1 tuổi ( tức là 18 tháng tuổ)i đến trẻ mầm non.

3. Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn và sau khi cắt amidan

Vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan hay vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn đều cần hết sức lưu ý để tránh nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

– Để tránh làm mất cục máu đông gây chảy máu nhiều, không dùng vật nhọn chọc vào lỗ nhổ răng.

–  Sau 12 giờ, bạn có thể nhẹ nhàng súc miệng bằng nước muối pha loãng. Nhớ chỉ súc miệng nhẹ nhàng và nghiêng đầu về phía lỗ nhổ răng để loại bỏ thức ăn dắt vào đó.

– Sang ngày thứ 2, bạn có thể chải răng bình thường nhưng cần tránh khu vực mới nhổ răng.

!Lưu ý: Không nên sử dụng tăm chỉ nha khoa để chọc ngoáy vào vết thương. Đồng thời, không nên dùng máy vệ sinh răng miệng power floss để xịt rửa răng bởi có thể khiến cục máu đông vỡ ra gây tổn thương vĩnh viễn.

4. Cách vệ sinh răng sâu sạch sẽ

Nguyên nhân do sâu răng chủ yếu là do quá trình vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Do đó, bạn cần đặc biệt chú trọng từng mẹo vệ sinh răng miệng hằng ngày để “cứu vãn” hàm răng đang bị tổn thương này.

cách vệ sinh răng sâuCách vệ sinh răng miệng cho răng sâu cần lưu ý những gì?

  • Khi đánh răng, cần dùng loại kem đánh răng có hàm lượng flouride và canxi cao để chải răng. Điều này giúp bù đắp men răng và ngăn ngừa vi khuẩn quay trở lại.
  • Sử dụng bình xịt vệ sinh răng miệng hỗ trợ rửa trôi sạch sẽ các thức ăn và mảng bám trên răng – nguyên nhân khiến vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh mẽ.
  • Bạn có thể tham khảo các cách trị sâu răng tại nhà từ gừng, tỏi, hành tây hoặc lá trầu không,… để giảm sưng đau do sâu răng.
  • Liên hệ với bác sĩ nha khoa để được điều trị sâu răng triệt để.

5. Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Khi niềng răng bạn càng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ vì vi khuẩn mảng bám dễ bị mắc kẹt bên trong và xung quanh mắc cài.

cách vệ sinh răng miệng khi niềng răngCách vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng.

Quy trình sau đây sẽ giúp đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa vừa đơn giản vừa hiệu quả.

  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch từng kẽ răng và mắc cài.
  • Vệ sinh răng miệng khi niềng răng bạn nên tham khảo mua bàn chải kẽ có đầu nhỏ giúp luồn vào từng khoảng trống mắc cài tốt hơn.
  • Ngoài ra, cách vệ sinh răng miệng cho người niềng răng được nha sĩ khuyên nên sử dụng máy xịt vệ sinh răng miệng power floss  để làm sạch triệt để.
  • Chuẩn bị đánh răng. Cởi bỏ dây thun và bất kỳ bộ phận tháo lắp nào khác của thiết bị chỉnh nha của bạn, chỉ giữ lại mắc cài và dây cung niềng răng cố định.
  • Giữ bàn chải của bạn ở một góc 45 độ để làm sạch toàn bộ vùng xung quanh dây cung và mắc cài niềng răng của bạn.
  • Đánh răng của bạn. Làm sạch từng răng riêng lẻ. Đầu tiên, đặt bàn chải của bạn ở góc 45 độ của đường viền nướu, sau đó chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Làm điều này trong khoảng 10 giây và tương tự với các mặt khác của răng.

6. Vệ sinh răng miệng cho người bệnh

Nếu bạn cần vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân thở máy hay bệnh nhân không có khả năng tự chăm sóc răng miệng thì có thể áp dụng những bước sau đây:

Quy trình vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân bao gồm 7 bước:

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho người bệnhCách vệ sinh răng miệng cho người bệnh.

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
  • Bước 2: Quàng khăn ăn quanh cổ để tránh đổ nước ra quần áo. Dùng một miếng bông hoặc gạc y tế nhúng vào nước muối 0,9%.
  • Bước 3: Lau nhẹ nhàng cho bệnh nhân toàn bộ khu vực răng và niêm mạc. Nhúng và thay gạc liên tục với từng vị trí khác nhau. Nếu phát hiện ra vết loét cần lau nhẹ nhàng bằng oxy già.
  • Bước 4: Nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên. Đặt một chậu nước phía dưới miệng để hứng nước.
  • Bước 5: Bơm nước muối sinh lý để rửa miệng. Thực hiện bơm rồi hút liên tục. Tránh bơm phụt quá mạn khiến bệnh nhân bị sặc nước.
  • Bước 6: Bôi một lớp glycerinborat mỏng vào niêm mạc môi lưỡi cho người bệnh.
  • Bước 7: Hỏi thêm bác sĩ để được hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân đúng cách và đầy đủ hơn.

7. Vệ sinh răng miệng sau sinh như thế nào?

Sau khi sinh là giai đoạn người mẹ rất dễ mắc các bệnh răng miệng do một giai đoạn dài không được chăm sóc cẩn thận.

Quy trình vệ sinh răng miệng cho mẹ sau sinh cũng không khác nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý vệ sinh kỹ lưỡng và đầy đủ theo những bước sau:

– Đánh răng bằng bàn chải mềm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

– Dùng tăm chỉ để loại bỏ thức ăn thừa còn sót trên răng.

– Súc miệng bằng nước muối ấm loãng tự pha tại nhà.

– Nhanh chóng đến nha sĩ thăm khám để phát hiện những bệnh lý răng miệng và được điều trị tốt nhất.

III – Tại sao nên vệ sinh răng tại nha khoa?

Các cách vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà chỉ hỗ trợ làm sạch răng cơ bản nhưng không thể làm sạch triệt để các vi khuẩn răng miệng hay những mảng bám tận sâu bên trong.

Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để được làm sạch chuyên nghiệp và phát hiện những dấu hiệu của bệnh sớm

Khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh, bạn sẽ được điều trị tốt nhất để tránh bệnh diễn biến phức tạp, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh hơn.

Hiện tại nha khoa Paris đang có rất nhiều gói dịch vụ vệ sinh răng miệng và điều trị bệnh lý nha chu. Bạn có thể xem thêm clip dưới đây để hiểu rõ hơn về công nghệ hiện đại mà trung tâm đang áp dụng:

Vệ sinh răng miệng tại nha khoaClick xem ngay!!

Bảng giá vệ sinh răng miệng tại nha khoa Paris:

LẤY CAO RĂNG & CHĂM SÓC NHA CHU
DỊCH VỤ ĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)
Đánh bóng răng 1 ca 100.000
Cạo vôi răng và đánh bóng – Mức độ 1 1 ca 150.000
Cạo vôi răng và đánh bóng – Mức độ2 1 ca 300.000
Cạo vôi răng và đánh bóng – Mức độ 3 1 ca 400.000
Chăm sóc nha chu và làm sạch sâu EMS mức 1 1 ca 1.000.000
Chăm sóc nha chu và làm sạch sâu EMS mức 2 1 ca 2.000.000
Chăm sóc nha chu và làm sạch sâu EMS mức 3 1 ca 3.000.000
Điều trị viêm nha chu mức 1 1 ca 3.000.000
Điều trị viêm nha chu mức 2 1 ca 4.000.000
Điều trị viêm nha chu mức 3 1 ca 5.000.000

* Lưu ý: Bảng giá trên chưa bao gồm khuyến mại

Để tri ân khách hàng đã ủng hộ nha khoa Paris trong suốt thời gian qua, chúng tôi đang có chương trình giảm giá lên tới 68% trong tháng này.

ƯU ĐÃI TỚI 68% CHI PHÍ VỆ SINH RĂNG MIỆNG 

DÀNH CHO 150 KHÁCH HÀNG ĐĂNG KÝ SỚM NHẤT

111
Nhanh tay đăng ký tại đây!!
Hy vọng qua bài viết trên bạn bỏ túi cho mình những cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần tư vấn, đừng ngần ngại GỬI CÂU HỎI xuống phía dưới hoặc gọi điện tới hotline 19006900. Các chuyên gia nha khoa sẽ sẵn lòng giải đáp giúp bạn!