Trước khi biết bệnh tụt lợi là gì, mời bạn theo dõi một số hình ảnh duới đây để xem có giống với tình trạng của mình không nhé
Bệnh tụt nướu có thể xảy ra ở bất cứ đâu, tụt lợi hàm dưới hay hàm trên, thậm chí là toàn bộ hàm răng.
Bệnh tụt nướu chân răng khiến chân răng lộ ra, xuất hiện màu vàng đục, khác biệt hoàn toàn so với hàm răng khỏe mạnh.
Răng bị tụt lợi hàm dưới trước mắt không có gì nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Bị tụt lợi nặng có thể khiến bệnh nhân lộ kẽ răng, chân răng dài tương đương với thân răng phía trên và có nguy cơ rụng sớm.
Một số trường hợp tụt lợi khi niềng răng do quy trình niềng răng của bác sĩ sai cách, tạo lực kéo quá lớn khiến chân răng lộ ra và đau đớn cho bệnh nhân.
Làm răng sứ bị tụt lợi, hở chân răng là một biến chứng thường gặp do bác sĩ lắp sứ không đều khít và chắc chắn vào chân răng. Nhất là đối với răng sứ kim loại, rất dễ để lộ viền đen quanh chân răng.
Tụt nướu răng cửa là biểu hiện thường gặp nhất. Bệnh nhân bị tụt nướu giai đoạn đầu chỉ bị 1 hoặc vài chiếc răng cửa, sau đó ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Răng hàm là những chiếc răng có mật độ men răng lớn, nhiều chân răng cứng chắc vào hàm tuy nhiên, chúng vẫn có thể xảy ra hiện tượng răng bị tụt lợi nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị sớm.
Đây là chiếc răng có vai trò ăn nhai quan trọng, nên nếu bị mất răng thì dẫn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm.
Trẻ em là đối tượng rất hiếm khi bị tụt lợi răng. Bé bị tụt lợi sớm có thể do mắc các bệnh răng miệng nghiêm trọng hoặc các tác động bên ngoài làm tổn thương nướu.
Ở giai đoạn răng sữa, cha mẹ có thể theo dõi tình trạng của bé để không ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn sau này.
Tụt lợi/ tụt nướu răng/ suy thoái nướu là tình trạng nướu bị thoái hóa dẫn đến bị hở chân răng do mất mô nướu hoặc nướu bị co rút lại từ viền nướu lên trên.
Đây là vấn đề phổ biến ở người trên 40 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra từ khi bắt đầu tuổi thiếu niên hoặc khoảng 10 tuổi.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến răng bị tụt lợi như:
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị hở chân răng.
Biểu hiện của tụt nướu răng bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.
Bị hở cổ chân răng đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa được. Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nào để điều trị cho bạn.
Nếu tụt lợi nhẹ, bệnh nhân có thể được hỗ trợ bằng phương pháp sử dụng thuốc tại nhà, hàn trám răng, bọc răng sứ, hoặc phẫu thuật tụt lợi. Tuy nhiên, nếu chúng đã biến chứng lung lay nặng thì có thể bị rụng răng bất cứ lúc nào mà không thể cứu chữa.
Bệnh nhân tụt lợi nhẹ có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm như một số loại thuốc kháng sinh, giảm viêm như: penicillin, amocilin, Streptomicin,…
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dạng gel bôi lành tính hơn như: gel emofluor của Thụy Sỹ có tác dụng ngăn ngừa tụt lợi, hở cổ chân răng, giảm nhức răng, lung lay răng,…
Bị tụt lợi có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
!Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa để đảm bảo không có tác dụng phụ nào xảy ra.
Hở nướu chân răng có thể do nhiều nguyên nhân nhưng đa phần chúng không thể tự khỏi được nếu không có tác động của thuốc hay được điều trị nha khoa đúng cách.
Bệnh chỉ có thể diễn biến phức tạp hơn, gây lung lay răng và rụng răng sớm nếu bạn còn chần chừ không tìm cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả ngay hôm nay.
Chanh được biết đến là nguyên liệu tự nhiên sát trùng tốt, nên bạn có thể sử dụng chanh để chăm sóc nướu rất hiệu quả.
Dầu ô liu chứa các thành phần có khả năng giảm và chống viêm như squalene, phuytochemicals…Kết hợp thêm dầu ô liu cùng với chanh là mẹo chữa tụt lợi chân răng được nhiều người áp dụng.
Chanh + dầu ô liu mẹo chữa tụt lợi chân răng dễ thực hiện.
Bạn trộn đều nước cốt chanh và dầu ô liu theo tỉ lệ 2:1 bỏ vào chai thủy tinh. Sau 1 tháng bạn đưa ra lắc đều và massage nhẹ nhàng lên vị trí răng bị tụt để hỗn hợp thấm vào trong.
!Lưu ý: vì chanh có tính axit nên bạn không nên lạm dụng nhiều, với cách chữa tụt lợi chân răng này bạn nên duy trì thực hiện 3 lần/1 tuần để đưa lại hiệu quả nhé.
Dầu mè là nguyên liệu thường được sử dụng chăm sóc răng miệng bởi thành phần chứa các chất chống viêm, giúp làm sạch miệng, đồng thời điều trị tình trạng răng lung lay khi bị hở chân răng
Cách trị hở chân răng rất dễ thực hiện, bạn chuẩn bị 3 thìa dầu mè, đun nóng vùa phải. Sau đó dùng 1 phần dầu mè ấm kết hợp cùng kem đánh răng đánh nhẹ nhàng. Phần còn lại sau khi đánh răng sẽ dùng để ngậm và súc miệng.
!Lưu ý: Cách làm này trong 1 vài lần đầu có thể gây cảm giác khó chịu cho 1 số người. Tuy nhiên khi đã quen bạn nên duy trì cách chữa tụt lợi bằng đông y này 2 ngày /1 lần nhé.
Nha đam chứa chứa hợp chất chống oxy hóa, diệt khuẩn mạnh, đặc biệt đánh bay các vi khuẩn gây bệnh về nướu. Mẹo chữa tụt lợi chân răng bằng nha đam là cách làm cực tiết kiệm chi phí mà dễ thực hiện.
Đem lá nha đam (lô hội) rửa sạch, bóc vỏ lấy phần gel bên trong. Tiếp đó, xoa nhẹ gel nha đam vào vị trí bị viêm nướu răng. hoặc bạn có thẻ lấy phần gel đó để xay thành nươc nha đam uống mỗi ngày. Cơn đau nhức sẽ giảm đi nhanh chóng
Mẹo chữa tụt lợi chân răng từ nha đam.
Các cách chữa tụt lợi bằng dân gian nêu trên hầu hết chỉ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của bệnh nhưng không thể chữa dứt điểm.
Hơn nữa, vì là những thuốc đông y làm bằng nguyên liệu tự nhiên nên chúng sẽ mất nhiều thời gian để có kết quả tích cực. Vì vậy, bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín để để điều trị đúng cách.
1. Chữa răng bị tụt lợi bằng hàn trám răng – giải pháp an toàn, tiết kiệm tại phòng nha
Răng bị hở nướu sẽ để lộ cổ chân răng vô cùng mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, hàn trám răng là cách tốt nhất và tiết kiệm nhất để chữa tụt nướu răng tại phòng nha.
Khi hàn trám, bác sĩ sẽ sử dụng keo nha khoa để gắn composite vào chân răng giúp che đi vết hở và kết nối răng với lợi, vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa có thể hạn chế sự phát triển của bệnh.
>>> Xem VIDEO hàm trám răng bị hở cổ chân răng <<<
2. Phẫu thuật chữa tụt lợi – phương pháp cứu chữa răng bị tụt lợi “nguy cấp”
Nếu tụt nướu răng ở giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân không thể điều trị bằng các phương pháp nha khoa thông thường mà phải tiến hành phẫu thuật chữa tụt lợi.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như: ghép vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép vạt tổ chức liên kết dưới biểu mô,… tùy thuộc vào tình trạng tụt nướu diễn ra như thế nào.
Hình ảnh trước và sau phi phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật này mục đích chính là để bù đắp phần lợi bị khuyết, co rút trên chân răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng và phục hồi chức năng ăn nhai, cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.
Phẫu thuật tụt lợi giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào số lượng răng bị tụt lợi, mức độ tụt lợi nhẹ hay nặng và địa chỉ nha khoa bạn lựa chọn phẫu thuật. Tại nha khoa Paris, phẫu thuật chữa tụt lợi có giá dao động từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/1 răng.
3. Nhổ răng tụt lợi – loại bỏ triệt để răng bị hư hại
Tụt lợi chân răng là bệnh lý dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng, nhiều trường hợp tụt nướu do răng lung lay, răng mọc lệch dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Mẹo chữa tụt lợi chân răng vừa kể trên chỉ áp dụng với những trường hợp mới chớm bị và bị nhẹ. Trường hợp nặng hơn, chân răng lộ ra nhiều và không thể kéo vạt lại trở lại ban đầu thì cần phải có những biện pháp điều trị chuyên khoa riêng biệt.
Giải quyết tận gốc răng bị tụt lợi bằng phương pháp nhổ răng.
Mức độ nặng, tụt lợi khiến răng lung lay, tránh biến chứng xảy ra thì nhổ răng là lựa chọn tối ưu.
Hiện nay, nha khoa Paris là trung tâm nha khoa đầu tiên ứng dụng phương pháp nhổ răng không đau bằng kỹ thuật gây tê hiện đại mới nhất của Pháp với cơ chế nhổ răng được thực hiện an toàn, hạn chế xâm lấn do đó không gây nên bất kỳ tổn thương nào cho nướu hay dây thần kinh.
Trong giai đoạn răng bị tụt lợi, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc răng đặc biệt để hỗ trợ quá trình hồi phục răng và giảm tình trạng răng tiến triển nặng hơn.
Trên đây là một số cách chữa tụt lợi chân răng do răng lung lay, nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn Bạn vui lòng đăng ký theo From bên dưới để bác sĩ nha khoa định hướng biện pháp điều trị cụ thể. Mọi tư vấn của chúng tôi đều là MIỄN PHÍ!