- Nhổ răng sâu khi mang thai NÊN hay KHÔNG? Bà bầu nên cân nhắc
- Cách điều trị răng sâu bị vỡ lỡn & chảy máu HIỆU QUẢ Triệt Để
- Quy trình nhổ răng sâu theo tiêu chuẩn quốc tế an toàn nhất
- Răng khôn bị sâu phải làm sao? Chuyên gia tư vấn
- Cách nhổ răng sữa bị sâu Nhẹ Nhàng – Đảm Bảo an toàn nhất cho trẻ em
- Cách điều trị răng hàm sâu răng Hiệu Quả tốt nhất năm
Mục lục bài viết
I – Có nên nhổ răng hàm không? Chuyên gia giải đáp
1. Có nên nhổ răng hàm dưới/ hàm trên không?
Hàm răng là bộ phận quan trọng của con người giúp vai trò đắc lực để nghiền nát thức ăn nuôi sống cơ thể. Một hàm răng đầy đủ có 32 chiếc và mỗi chiếc răng đảm nhiệm những vai trò khác nhau.
Chúng được sắp xếp đều khít tạo thành một bộ răng hoàn chỉnh và thống nhất. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân đắn đo rằng có nên nhổ răng hàm dưới hay hàm trên hay không.
Có nên nhổ răng hàm không?
Theo các chuyên gia nha khoa, răng hàm là những chiếc răng quan trọng bậc nhất để nghiền nát thức ăn. Trong mọi trường hợp, các bác sĩ sẽ cố gắng giữ lại chiếc răng này, chỉ các trường hợp bất khả kháng mới buộc phải nhổ. Bởi khi mất răng hàm, bệnh nhân có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như:
- Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.
- Thức ăn dễ mắc kẹt lại lỗ nhổ răng gây viêm nhiễm, sâu răng bên cạnh.
- Nhai nhiều về một phía dễ khiến gương mặt bị lệch, biến dạng.
- Răng xung quanh bị xô lệch, nghiêng ngả, răng hàm đối diện trồi xuống và rụng nốt.
- Mất răng lâu năm dễ khiến tiêu xương, lão hóa sớm, da mặt chảy xệ.
Hơn nữa, khi nhổ răng hàm đi và trồng răng mới thì cảm giác ăn nhai không còn được như trước, khiến bạn luôn phải lo lắng chúng bị vỡ hay hỏng.
Tuy nhiên, duy chỉ có chiếc răng khôn (răng số 8) là các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ. Bởi chiếc răng này không có chức năng gì đặc biệt, hơn nữa thường dễ viêm nhiễm, sâu bệnh và mọc lệch lạc đâm ngang sang răng số 7 nên cần phải nhổ bỏ để tránh biến chứng về sau.
2. Có nên nhổ răng hàm mọc lệch không?
Các răng hàm mọc lệch (trừ răng khôn) nếu không mắc các bệnh lý răng miệng bắt buộc phải nhổ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên nhổ mà áp dụng phương pháp niềng răng/chỉnh nha để nắn chỉnh hàm răng về đúng vị trí của nó.
Răng hàm mọc lệch không nên nhổ bỏ mà nên niềng.
Trong trường hợp răng hàm mọc lệch ra khỏi cung hàm hay răng hàm thừa mà không có chức năng ăn nhai gì thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
II – Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không?
Răng hàm là bộ máy nghiền nát thức ăn chủ yếu trên cung hàm. Vì chịu áp lực làm việc liên tục, mỗi ngày và nằm ở vị trí khó vệ sinh sạch sẽ được nên răng hàm rất dễ bị sâu.
Có nên nhổ răng hàm bị sâu cần dựa vào mức độ, tình trạng sâu bao nhiêu. Không nên tùy tiên đi nhổ răng hàm, cách tốt nhất khi bị sâu răng hàm là hãy tới gặp nha sĩ, họ sẽ thăm khám và chuẩn đoán chính xác giúp bạn.
Nhổ răng hàm sẽ được nha sỹ chỉ định nhổ bỏ trong hai trường hợp:
- Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng.
- Nhổ răng hàm bị sâu khi vi khuẩn đã tấn công vào vùng tủy, gây viêm tủy.
- Răng hàm sâu bị chấn thương vỡ sát chân răng, mọi biện pháp bảo tồn răng đều không thực hiện được.
Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không?
Đừng chần chờ mãi vấn đề răng hàm bị sâu có nên nhổ, vì nếu duy trì tình trạng sâu kéo dài không điều trị thì bạn lại đang để ổ bệnh vi khuẩn sinh sôi và phát triển thành các bệnh lý nguy hiểm khác như:
– Viêm quanh cuống chân răng, áp xe răng, răng lung lay, nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
– Ổ viêm nhiễm lan sang các răng bên cạnh, gây sâu răng, lung lay các răng lân cận.
– Còn chần chừ có nên nhổ răng hàm dưới bị sâu thì nguy cơ bị sưng má, nổi hạch, u nướu là điều hoàn hoàn có thể xảy ra nếu vẫn kéo dài tình trạng này.
!!!Sau khi nhổ răng hàm sâu nên làm gì?
Vệ sinh răng miệng khi nhổ răng là điều rất quan trọng để tránh viêm nhiễm. Chú ý không súc miệng trong vòng vài ngày sau nhổ răng.
Ăn nhai thức ăn mềm, có tính mát. Không chọc vật nhọn hay chải răng vào vùng răng mới nhổ. Có thể chườm đá hay chườm nóng nếu vết thương đau nhức.
Sau khi nhổ răng hàm sâu thì biện pháp cần thực hiện đầu tiên là trồng răng giả mà tốt nhất là nên cấy implant. Đây là phương pháp thay răng toàn bộ, bao gồm cả chân răng và thân răng cố định vào xương hàm.
Sức bền, độ chịu lực và tính thẩm mỹ của răng giả trồng bằng phương pháp Implant có thể giống với răng thật tới 99.9%. Phương pháp này sẽ giúp phục hồi cả khả năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Hiệu quả điều trị răng sâu cũng như nhổ răng tại nha khoa Paris với công nghệ mới đã được chứng minh thông qua hàng ngàn ca răng hàm, răng cửa bị sâu hỏng và đều cho kết quả tốt nhất, giảm đau tối đa cho bệnh nhân.
>>> Xem VIDEO Nhổ răng hàm bị sâu không đau tại nha khoa Paris <<<
III – Trường hợp KHÔNG nên nhổ răng hàm và cách điều trị
Có nên nhổ răng hàm không thì không phải bạn có thể quyết định được mà bác sĩ sẽ kiểm tra ban đầu, chụp X-quang và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Răng hàm bị sâu nhẹ có thể điều trị đơn giản tại nha khoa mà không cần phải nhổ.
- Lỗ sâu không lớn.
- Tỷ lệ răng vỡ mẻ ít.
- Bề mặt của răng hàm chỉ mới xuất hiện các rãnh đen.
- Bệnh lý sâu răng chưa ăn lan tới tủy nhiều.
Cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả nhất:
❶ Hàm trám răng cho răng hàm bị sâu nhẹ
Nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch ổ sâu, loại bỏ mô bệnh ra ngoài. Sau đó sử dụng vật liệu trám nha khoa để hàn bít lại.
Biện pháp hàn trám răng sâu được đánh giá khá an toàn, hiệu quả nhanh, đảm bảo thẩm mỹ, đảm bảo ăn nhai bình thường, bảo vệ răng trước sự tấn công tiếp theo của vi khuẩn.
Hàn trám răng khắc phục răng hàm bị sâu nhẹ.
❷ Bọc răng sứ cho răng sâu nặng hơn
Vệ sinh răng sâu vẫn là thao tác đầu tiên khi chữa bệnh lý này. Sau đó, nha sĩ sẽ mài cùi răng để khi bọc mão sứ không bị cong vênh, ăn nhai không bị cộm.
Bọc răng sứ có độ bền lâu tốt hơn hàn trám, nhưng phải xâm lấn mài cùi mô răng thật. Vì vậy, khi bạn phát hiện mình bị sâu răng thì hãy đi hàn trám ngay.
Bọc răng sứ là giải pháp chữa răng hàm bị sâu không cần phải nhổ.
Các trường hợp sâu răng đã ăn lan tới tủy thì phải điều trị nội nha trước khi hàn trám hay bọc sứ.
Hy vọng, sau bài viết này, bạn đọc sẽ cẩn trọng hơn trước khi quyết định có nên nhổ răng hàm bị sâu. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về bất kì điều gì, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Paris theo số hotline 1900 6900 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây, các chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp tận tình, chu đáo!